Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn dự khuyết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dự khuyết. Hiển thị tất cả bài đăng

Ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất Nguyễn Thanh Nghị nói gì?

0 nhận xét

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị trao đổi khá thẳng thắn, cởi mở những suy nghĩ, dự định về công việc và cả những chuyện riêng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị ở tuổi 35, cùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Cả hai đều xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng. Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

* Ông NGUYỄN THANH NGHỊ (phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP.HCM): “Tôi chưa có ý định chuyển công tác”

Ông Nguyễn Thanh Nghị Ảnh: Q. Thanh – V.Dũng

Trả lời Tuổi Trẻ về công việc hiện nay, ông Nghị nói:

- Từ lúc học đại học, tôi đã thích làm công tác chuyên môn và giảng dạy. Môi trường giảng dạy rèn cho mình rất nhiều. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, tôi được giữ lại trường làm việc, giảng dạy một thời gian rồi đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Mỹ. Sau đó quay về trường giảng dạy liên tục từ năm 2006 đến nay.

* Ông có thể cho biết vì sao mình được đề cử vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng dù không phải là đại biểu dự Đại hội Đảng?

- Tôi xin cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử tôi. Các đại biểu có trao đổi với tôi họ muốn giới thiệu những người trẻ, được đào tạo bài bản. Tôi tôn trọng các ý kiến đó nhưng không nghĩ mình sẽ trúng cử vì nghe nói có rất nhiều ứng cử viên. Tôi nghĩ làm chính trị không đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại.

* Nếu bây giờ có lời đề nghị chuyển sang một việc khác, ông sẽ trả lời như thế nào?

- Nếu tổ chức có ý định thì mình là đảng viên sẽ phải chấp hành. Thật ra, tôi chưa có ý định chuyển công tác, chỉ muốn được làm chuyên môn.

* Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính trị?

- Dư luận đang lo trí thức trẻ không quan tâm nhiều đến chính trị. Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo cho cuộc sống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt huyết và khát vọng của mình đang đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cả hai phía, các bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo điều kiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.

* Ông có thường trao đổi với cha ông – hiện đứng đầu Chính phủ – về những vấn đề ông cảm thấy bức xúc, chẳng hạn như cải cách giáo dục?

- Tất nhiên là có và khá thoải mái, nhưng phải có cơ sở. Tôi thường trao đổi với ba tôi về nhiều vấn đề chứ không chỉ những vấn đề liên quan đến giáo dục. Tất cả trao đổi, phản ảnh đều được ba tôi lắng nghe và phản hồi.

* Đang công tác trong ngành giáo dục, theo ông, cần làm gì để nâng chất giáo dục đại học?

- Cái đáng phải giải nhất là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi, phải đầu tư cơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật chội, quá thiếu thốn. Thứ hai, phải đầu tư cho người thầy vì chất lượng thầy thấp thì không thể đào tạo trò giỏi. Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trình giảng dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.

Theo tôi, để nâng chất lượng cho giáo dục đại học cần tăng nguồn lực đầu tư, đặc biệt từ xã hội, chứ không thể trông cậy vào ngân sách nhà nước. Và phải có chính sách hợp lý hơn cho người thầy, chứ thầy cô hiện nay chìm ngập trong các giờ giảng, không còn thời gian nghiên cứu hay làm gì khác.

* Với xu hướng tự chủ đại học, là lãnh đạo Trường Kiến trúc, ông có đòi quyền tự chủ cho trường?

- Lãnh đạo Trường Kiến trúc đã có ý kiến về tự chủ của trường trong nhiều cuộc họp, nhưng với điều kiện phải được tự chủ thật sự để nâng chất lượng của trường lên. Nếu trường không tự nâng chất sẽ khó khăn vô cùng khi bị cạnh tranh. Người ta kiểm định sẽ đánh giá được ngay chất lượng trường. Đây là yêu cầu cấp thiết để trường tồn tại và phát triển đáp ứng yêu cầu mới.

* Xin hỏi thật ông rằng thành công trong công việc của ông hiện nay là do năng lực bản thân hay nhờ truyền thống gia đình?

- Nhờ cả truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân tôi. Nếu được nâng đỡ mà làm một việc không được, làm hai việc không xong… thì làm sao đứng vững được, đặc biệt trong công tác chuyên môn, giảng dạy. Theo tôi, truyền thống gia đình là nền tảng nhưng không thể lấy đó làm sự nâng đỡ và trong các ngành nghề chuyên môn thì không thể nâng đỡ được. Sức ép dư luận về truyền thống gia đình càng làm bản thân tôi có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn.

* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng cũng có một bộ phận bạn trẻ thích được nâng đỡ hơn thích cạnh tranh?

- Nói đến tuổi trẻ là nói đến nhiệt huyết, khát vọng và dấn thân, đối mặt thách thức. Tôi cho rằng không dám đối mặt, cọ xát trong môi trường cạnh tranh thì không thể khẳng định mình được. Dựa vào sự nâng đỡ có thể sẽ an toàn trong một giai đoạn nào đó, nhưng lâu dài sẽ bất ổn, sẽ thất bại vì không ai có thể nâng đỡ mình mãi mãi được. Trường đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển giảng viên công khai, rõ ràng và khắt khe lắm. Có những chỗ nào tù mù người ta thắc mắc ngay. Không thể tuyển những người không đủ năng lực chuyên môn.

* Ngoài công việc, ông dành thời gian rảnh rỗi cho những việc gì?

- Tôi phải đọc sách rất nhiều, đặc biệt là sách kỹ thuật. Thầy tôi ở nước ngoài thấy có sách hay thường gửi về cho tôi. Đọc vừa bổ sung kiến thức chuyên môn vừa rèn tiếng Anh. Tôi phụ trách phần đối ngoại của trường, phải làm việc thường xuyên với khách quốc tế. Ngoài thời gian dành cho gia đình, tôi thích chơi quần vợt với bạn bè.


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Danh sách ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng khóa XI

0 nhận xét

Trong sáng 18/1, cùng với việc công bố danh sách 175 Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ban kiểm phiếu Đại hội Đảng XI cũng đã công bố danh sách 25 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI. 

Các đại biểu Đại hội Đảng XI bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Sau đây là danh sách chính thức:

1. Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

2. Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng

3. Tất Thành Cang, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Tân Cương, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, Bộ Quốc phòng

5. Bùi Văn Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

6. Nguyễn Phú Cường, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

7. Nguyễn Công Định, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre

8. Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

9. Ngô Đông Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hoài Ân, Bình Định

10. Điểu Kré, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

11. Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Sa Pa, Lào Cai

12. Bh’Riu Liếc, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

13. Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu

14. Lâm Văn Mẫn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

15. Phạm Hoài Nam, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng vùng 4, Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng

16. Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

17. Phùng Xuân Nhạ, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội

18. Trần Lưu Quang, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

19. Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình

20. Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk

21. Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Tân Hồng, Đồng Tháp

22. Nguyễn Khắc Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà

23. Nguyễn Thị Tuyến, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Đại biểu Quốc hội khoá XII

24. Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

25. Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Tân Châu, tỉnh An Giang./.

TTXVN

 


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →