Kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

0 nhận xét
Chiều 23/03, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tuyên dương thanh niên tiêu biểu. Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Trịnh Đình Dũng - Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên DK TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Nguyễn Trần Nam – Thứ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo các cơ quan và hơn 300 đoàn viên thanh niên thuộc các cơ quan Bộ Xây dựng tới dự.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đồng chí Nguyễn Đắc Vinh
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đồng chí Nguyễn Đắc Vinh trao kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho 6 đồng chí lãnh đạo Bộ

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ Đoàn viên Thanh niên trong ngành đã đạt được trong thời gian qua. Các đoàn viên đã vượt qua những khó khăn của tình hình kinh tế để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các hoạt động Đoàn đã góp phần quan trọng tiếp nối truyền thống của cha anh trong 81 năm qua, không ngại khó khăn gian khổ, có ý chí vươn lên trong học tập và lao động để góp phần đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống tinh thần cho các đoàn viên… Đồng thời Bộ trưởng cũng chúc mừng, tuyên dương các gương thanh niên tiêu biểu đã có những đóng góp to lớn cho các hoạt động Đoàn, cho sự phát triển của ngành Xây dựng và sự phát triển chung của đất nước.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đồng chí Nguyễn Đắc Vinh
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và đồng chí Nguyễn Đắc Vinh tuyên dương các thanh niên tiêu biểu đã có những đóng góp đặc biệt cho công tác Đoàn trong thời gian qua

Xem thêm →

Đề nghị kéo giảm 30% số vụ ùn tắc và TNGT

0 nhận xét

ĐOÀN CÔNG TÁC CHÍNH PHỦ LÀM VIỆC VỚI TP. HỒ CHÍ MINH VỀ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TRẬT TỰ ATGT

Mới đây, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ gồm có Bộ trưởng Bộ GTVT -  Phó chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã làm việc với lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh về tình hình trật tự ATGT trên địa bàn.

Đề nghị kéo giảm 30% số vụ ùn tắc và TNGT 

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh báo cáo với đoàn công tác: Năm 2011, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, TNGT giảm cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương, số vụ ùn tắc giao thông từ 30 phút trở lên cũng giảm đáng kể. Trong 2 tháng đầu năm 2012, số vụ TNGT, số người chết, người bị thương tiếp tục giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2011.

Ông Nguyễn Hữu Tín cho biết, trong năm 2012, Tp. Hồ Chí Minh sẽ dành khoảng 5.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng những tuyến đường huyết mạch, các công trình trọng điểm và trích khoảng 100 tỷ đồng để trang bị công cụ hỗ trợ lực lượng CSGT và TTGT. Trong Năm ATGT 2012, thành phố đặt mục tiêu giảm 10% TNGT (trên cả 3 mặt), giảm 10% số vụ ùn tắc với các giải pháp chủ yếu là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, gắn ATGT với các cuộc vận động: xây dựng “Khu phố văn hóa”, đẩy mạnh cuộc vận động “3 không, 3 có” do Ủy ban MTTQ?Việt Nam phát động, tổ chức lại giao thông hợp lý, đổi giờ học, giờ làm, tăng diện tích giao thông tĩnh, nâng cao hiệu quả TTKS, xử lý vi phạm giao thông...

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy và triển khai các giải pháp mạnh, đột phá nhằm kéo giảm ùn tắc và TNGT, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép Tp. Hồ Chí Minh sử dụng số tiền xử phạt vi phạm Luật Giao thông để trang bị phương tiện thực thi nhiệm vụ cho các lực lượng chức năng, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích. Còn theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Tp. Hồ Chí Minh cần tập trung rà soát lại quy hoạch giao thông để có phương án điều chỉnh hợp lý, chẳng hạn như quy hoạch các bãi đỗ xe, các tuyến tàu điện ngầm, đường vành đai; sớm hoàn thành phê duyệt mạng lưới bệnh viện, trường học; nâng quỹ đất dành cho giao thông; giảm tải khu vực trung tâm thành phố... để kéo giảm ùn tắc và TNGT. Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Phạm Quý Ngọ lưu ý thêm, Tp. Hồ Chí Minh cần quan tâm hơn nữa trong công tác phối hợp giữa 3 lực lượng CSGT, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự để tổ chức tốt nhiệm vụ TTKS, chống đua xe, cướp giật trên đường phố. “Về vấn đề này, thành phố cần học tập cách làm của Hà Nội” - Trung tướng Phạm Quý Ngọ nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được, khen ngợi những biện pháp mà thành phố đang triển khai thực hiện như xử lý nghiêm các vi phạm, xây dựng các công trình giao thông, cũng như đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đồng thời, Phó thủ tướng đề nghị thành phố cần có các giải pháp quyết liệt hơn để giảm số người chết do TNGT, xử lý dứt điểm nạn đua xe, nghiên cứu điều chỉnh giờ học, giờ làm hợp lý, lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông, phát triển giao thông công cộng, thực hiện tốt công tác qui hoạch đô thị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông.

Phó thủ tướng đề nghị Tp. Hồ Chí Minh thay vì mục tiêu giảm 10% số vụ TNGT và ùn tắc giao thông như kế hoạch năm 2012 đã đề ra, phải quyết liệt hơn nữa để kéo giảm 30% TNGT và số vụ ùn tắc. “Tôi đề nghị Tp. Hồ Chí Minh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành TƯ để làm tốt hơn nhiệm vụ của Năm ATGT 2012. Thành phố không chỉ hành động liên tục, quyết liệt mà chúng ta phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, đưa ra những giải pháp toàn diện, thiết thực với cuộc sống” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác. Đồng thời khẳng định, thành phố sẽ tập trung vào các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài mang tính đồng bộ để thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ trong Năm ATGT 2012, kéo giảm đến mức thấp nhất số vụ ùn tắc và TNGT.
Xem thêm →

TP.HCM: Phương tiện giao thông tăng gấp đôi trong 3 năm

0 nhận xét
"Với tốc độ phát triển phương tiện giao thông đường bộ như hiện nay, trong vòng 3 năm nữa, số xe tại TP.HCM sẽ gấp đôi hiện tại", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận định.

Diện tích giao thông đường bộ năm 2012 tại TP.HCM sẽ chỉ tăng dưới 0,3% - Ảnh Duy Nguyên

Theo ước tính của Sở GTVT TP, TP.HCM hiện có khoảng hơn 5,5 triệu phương tiện giao thông cá nhân. Trong đó, xe ô tô là khoảng 500.000 chiếc, xe máy vào khoảng 5 triệu chiếc. Thứ trưởng Nghị nói: “Số lượng phương tiện giao thông tại TP.HCM chiếm đến 1/3 số phương tiện giao thông của cả nước. Riêng xe máy chiếm đến 25% số xe máy cả nước”.

Với tốc độ gia tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân tại TP.HCM như hiện nay, Thứ trưởng Nghị lo ngại, sau 3 năm nữa, số xe tại TP.HCM sẽ tăng lên gấp đôi hiện tại, tức mỗi năm tăng thêm 1,83 triệu xe.

Thứ trưởng còn cho biết thêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, diện tích giao thông đô thị chiếm khoảng 22,4% so với diện tích xây dựng đô thị. Trong khi đó, tại TP.HCM, con số này mới chỉ vào khoảng 6,1%.

Ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, năm 2011, TP mở rộng được 1,34 triệu m2 đường giao thông, tăng 0,3% so với năm trước. Cũng trong năm vừa qua, số phương tiện giao thông đã tăng thêm 13%. Trong 2 tháng đầu năm nay, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng nhìn chung số lượng phương tiện giao thông đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2012 này, số phương tiện giao thông sẽ tiếp tục tăng cao. Trong khi đó, năm nay, kinh phí làm đường giảm, khả năng mở rộng đường ít nên chắc chắn nếu có tăng thì diện tích đường sẽ chỉ tăng dưới 0,3%.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng kẹt xe tại TP.HCM thì giải pháp về hạ tầng giao thông có một vai trò quan trọng. Theo đó, Thứ trưởng Nghị cho biết, trong tháng 3 này sẽ trình Chính phủ kế hoạch khai thác hệ thống giao thông đường bộ. TP.HCM nên sớm có đề xuất về quy hoạch diện tích dành cho giao thông. Đặc biệt là các nội dung điều chỉnh đường vành đai, tuyến tàu điện ngầm, trạm xe điện ngầm, các bãi xe ngầm, bãi xe nổi…

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho TP.HCM quy hoạch giao thông sớm để sớm giành đất cho giao thông.
Xem thêm →

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

0 nhận xét

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông & Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc phát triển Dự án đô thị sinh thái tại một số Tỉnh, Thành phố Việt Nam. 

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái 
Đây là bước khởi đầu cho chương trình hợp tác lâu dài giữa Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông & Du lịch Nhật bản và Bộ Xây dựng Việt Nam đã được Bộ trưởng Nhật bản MLIT Takeshi Maeda và Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thống nhất từ cuối năm 2011.


Theo bà Phan Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (PTĐT), để chuẩn bị cho những cam kết giữa Việt Nam và Nhật bản trong Biên bản ghi nhớ vừa được ký kết, các chuyên gia Nhật bản cùng Bộ Xây dựng đã khảo sát 2 vùng đô thị khu vực ngoại ô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những tiêu chí lựa chọn địa điểm chính thức để lập Dự án, Cục PTĐT cùng Đoàn khảo sát sẽ báo cáo Lãnh đạo 2 Bộ quyết định trong thời gian gần nhất.

Cùng ngày tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo đã tiếp Thứ trưởng Shogo Tsugaw .
Xem thêm →

Tìm lời giải cho “cổ tích giao thông” Hà Nội

0 nhận xét
Nhiều người từng ví việc giải quyết ách tắc giao thông Hà Nội như một câu chuyện "cổ tích".

Nhiều người ví việc giải quyết ách tắc giao thông Hà Nội như một câu chuyện "cổ tích".

Song, với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, UBND Tp. Hà Nội thì câu chuyện cổ tích sẽ thành hiện thực nếu giải quyết được các vấn đề sau: xây dựng quy hoạch giao thông đồng nhất; phát triển cơ sở hạ tầng; kiểm soát phương tiện cá nhân; đẩy mạnh giao thông công cộng và nâng cao ý thức người dân...

Đó cũng là những vấn đề được tập trung bàn luận tại Hội thảo Quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội vừa diễn ra ngày 15/3.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay đó là quỹ đất dành cho giao thông còn thấp, chỉ đạt 13% trong khi đó yêu cầu lên tới 20- 25%; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh chỉ dưới 1%, đất xây dựng đô thị (yêu cầu từ 3-3,5%).

Trong khi đó, quá trình đô thị hoá nhanh chóng, cùng với việc các phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh..., tạo sức ép lớn lên mạng lưới giao thông đường đô thị, vì thế, tình trạng ùn tắc là khó tránh khỏi.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Vũ Thị Vinh, Phó tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam phát biểu: quy hoạch Hà Nội đang gặp vấn đề khi có hàng trăm trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, các bộ, ngành tập trung chủ yếu trong khu vực nội đô. Điều này sẽ thu hút lượng lớn người và phương tiện tham gia giao thông...

 Vậy làm thế nào để Hà Nội có những "mạch máu" giao thông chủ đạo thông suốt? Đó là câu hỏi nan giải mà mỗi thời kỳ các cơ quan quản lý đều rất khó giải quyết.

Ông Đỗ Viết Chiến, Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho biết: Trước đây, từ các 1981, 1992, 1998, đường vành đai 3 được xác định là vành đai đối ngoại nhằm điều hòa giao thông trên các hướng dẫn về Thủ đô. Tuy nhiên, sau 31 năm kể từ khi được xác định trong đồ án quy hoạch, đến nay, đường vành đai 3 vẫn chưa được "đóng mạch" đoạn phía Bắc sông Hồng.

Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa ngày một cao nên tuyến đường này đã và đang trở thành đường đô thị. Mới đây, theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 xác định tuyến vành đai 4 sẽ làm nhiệm vụ vành đai đối ngoại và đề xuất vành đai 5 (vành đai liên vùng)... Điều này là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: liệu khoảng chục năm nữa, một số đoạn tuyến đường vành đai 4 có lại tiếp tục thành "đường nội đô" như tuyến đường vành đai 3 hiện nay?

Về vấn đề này, ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho rằng: Bên cạnh việc sớm hoàn thành tuyến đường vành đai 1,2,3 thì công tác triển khai đường vành đai 4,5 cần được sớm thực hiện. Hiện tại, có nhiều nhà đầu tư đang đề nghị xây dựng vành đai 4 theo mô hình BT tại từng đoạn tuyến. Trong tương lai, đây sẽ là tuyến đường vành đai quan trọng nối Thủ đô gắn kết với các đô thị vệ tinh khác.

Về vành đai đường sắt, Hà Nội sẽ xây dựng 5 tuyến chạy xuyên tâm gồm: tuyến ga Hà Nội - Hà Đông; tuyến Yên Viên- Ngọc Hồi; tuyến Nhổn- Ga Hà Nội; Tuyến Nội Bài- Hà Đông; tuyến Hòa Lạc - Hồ Tây. Hiện nay, vành đai đường sắt cũng chưa được khép kín đoạn từ ga Việt Hưng qua cầu Thanh Trì và đoạn vòng tránh qua di tích Cổ Loa. Để kết nối đường sắt được nhanh chóng, Hà Nội cần phát triển thêm các tuyến buýt nhanh (BRT) nhằm đẩy mạnh hệ thống giao thông công cộng.

Ông Sơn cũng cho biết: Việc Hà Nội xây dựng nhà ga T2, Nội Bài tiến tới quy hoạch nhà ga T3, T4 nhằm nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm đến năm 2030 là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên việc nối trực tiếp sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội đến nay vẫn chỉ có 1 tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài với 4 làn xe là không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Về giao thông đường thủy Hà Nội đã xác định cần tích cực nạo vét, tiến tới kênh hóa sông Hồng, sông Nhuệ... Cùng với đó là hoàn thiện 8 cây cầu chủ lực gồm: Cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù... Ông Sơn cũng chỉ rõ: Hà Nội cần tăng thêm quỹ cho giao thông, đặc biệt là giao thông tĩnh. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường trên cao, các nút giao lập thể nhằm giải quyết bài toán ùn tắc giao thông. Kèm theo đó là sự quản lý về phương tiện cá nhân, nâng cao ý thức giao thông của người dân.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nước ngoài đã đưa ra một số luận điểm thú vị khi đặt câu hỏi: đường phố Hà Nội dành cho người hay ô tô? Qua đó, hướng tới việc kết nối giao thông ưu tiên người đi bộ và xe đạp. Tiến tới, phát triển các tuyến buýt nhanh, tàu điện ngầm..., nhằm giảm ô tô cá nhân, xe máy, tạo một môi trường sống trong sạch, ổn định hơn.

Điều này đã áp dụng thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới như: Amsterdam (Hà Lan), Copenhagen (Đan Mạch), Curitiba (Brazil)... Với Thủ đô Hà Nội, tại sao lại không thể?
Xem thêm →

Phạt nặng vi phạm giao thông

0 nhận xét
TP.HCM cần đi tiên phong phấn đấu giảm 30% số vụ tai nạn giao thông (về cả ba mặt: số vụ, số người chết, số người bị thương) và ùn tắc giao thông thay vì mức 10% như đã đề ra.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “chốt” như vậy tại buổi làm việc với UBND TP chiều 15-3 về trật tự an toàn giao thông.

Một trường hợp xử phạt vi phạm giao thông trên quốc lộ 1A, Q.Bình Tân, TP.HCM- Ảnh:T.T.D.

Ý kiến các bộ ngành trung ương đều ghi nhận nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp mang lại những tín hiệu khả quan ở những tháng đầu năm 2012 trong giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông tại TP.HCM.

Chiếm 1/3 lượng ôtô cả nước

"Sẽ có lộ trình cụ thể để hạn chế xe cá nhân và có thông báo trước cho người dân biết, chẳng hạn như đến lúc nào đó không được sử dụng xe máy. Tới đây xe máy cũng phải đăng kiểm"

Bộ trưởng Bộ GTVT 

ĐINH LA THĂNG

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, vấn đề nổi cộm nhất của giao thông TP là tốc độ gia tăng xe cá nhân quá nhanh. Năm 2011, TP.HCM tăng gần 650.000 xe, nâng tổng số phương tiện cá nhân của toàn TP lên 5,5 triệu chiếc. Trong đó có 500.000 ôtô, chiếm tới 1/3 lượng ôtô của cả nước. Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Trần Quang Phượng phân tích quỹ đất dành cho giao thông của TP rất thấp, năm 2011 chỉ cải tạo và làm mới 1,3 triệu m2 (tương đương tăng 0,3%) trong khi tốc độ gia tăng xe cá nhân của TP là 13%, gây nên áp lực ùn tắc giao thông của TP rất cao. Hiện nay tỉ lệ đất dành cho giao thông đô thị của TP.HCM mới đạt 6,1% trong khi tiêu chuẩn của thế giới phải từ 22-24%.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, trong bối cảnh khó khăn đó, năm 2011 TP.HCM đã thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ như: xây dựng và đưa vào hoạt động những công trình giao thông xuyên tâm như đại lộ Đông - Tây, đường hầm vượt sông Sài Gòn... Vì vậy tình hình giao thông của TP.HCM đang có nhiều cải thiện rõ rệt: hai tháng đầu năm 2012 toàn TP chỉ xảy ra 91 vụ tai nạn giao thông làm chết 79 người, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước và số vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút cũng giảm rõ rệt.

Để cải thiện tình hình giao thông TP, theo ông Trần Quang Phượng, sắp tới Sở GTVT sẽ tiếp tục lắp đặt dải phân cách để phân làn ôtô và xe hai bánh trên 23 tuyến đường. Về tổng thể, Sở GTVT kiến nghị Bộ GTVT trình Chính phủ sớm điều chỉnh quy hoạch giao thông của TP để dành quỹ đất cho giao thông.

Ông Nguyễn Hữu Tín cho biết trong năm 2012 TP.HCM dành trên 5.000 tỉ đồng đầu tư những tuyến đường huyết mạch và chi hơn 100 tỉ đồng để sắm các trang thiết bị cho cảnh sát và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ. TP cũng sẽ triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ khác để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông như đầu tư hơn 1.680 xe buýt mới, thúc đẩy tiến độ xây dựng các bãi đậu xe ngầm...

Trung tâm theo dõi giao thông qua camera của kênh VOV giao thông phía Nam (FM 91,0 MHz) là một trong số những giải pháp giảm ùn tắc giao thông cho TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

TP.HCM cần giữ “phong độ”


Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, một trong những việc TP cần tập trung là rà soát, điều chỉnh quy hoạch giao thông, trong đó lưu ý đến quy hoạch các tuyến đường vành đai, tàu điện ngầm, bãi đỗ xe... để làm cơ sở đầu tư xây dựng. Cũng cần sớm hoàn thành phê duyệt mạng lưới trường học, bệnh viện. Ông Nghị lưu ý TP cần giảm tải cho khu vực trung tâm, đồng thời có giải pháp nâng tỉ lệ đất dành cho giao thông đô thị.

Ngoài ý kiến đồng tình với giải pháp phân tách đường dành cho ôtô và xe máy, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đề nghị TP.HCM cần quan tâm hơn đến phát triển giao thông công cộng, giao thông tĩnh. Ông nhấn mạnh TP.HCM cần phối hợp ba lực lượng gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự để vừa tuần tra giữ gìn trật tự giao thông, chống đua xe hiệu quả vừa đấu tranh chống cướp giật trên đường phố. Theo ông Ngọ, TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả trong phối hợp ba lực lượng này và “thương hiệu 141” (kế hoạch phối hợp ba lực lượng) đã đi vào ý thức của người dân thủ đô. Ông Ngọ hi vọng TP.HCM sẽ đạt được những kết quả tốt như Hà Nội khi phối hợp ba lực lượng tuần tra trên đường.

Tuy nhiên, điều lo lắng là liệu TP.HCM có giữ được những tín hiệu khả quan của những tháng đầu năm 2012 trong giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông hay không? Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói: “Tôi mong TP.HCM giữ được “phong độ” ổn định, làm thường xuyên, liên tục trong thực hiện nhiệm vụ này của năm 2012”. Phó bí thư thường trực Thành ủy TP Nguyễn Văn Đua cho rằng tuy tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông giảm nhưng số người chết vẫn còn nhiều. Ông Đua đồng tình vấn đề làm sao giữ được tính bền vững, làm đường dài... để mang lại kết quả đáng mừng hơn.

Chính phủ ủng hộ hạn chế xe cá nhân


Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận các kiến nghị của TP.HCM nhằm tăng mức độ cưỡng chế, răn đe trong kiểm tra, xử lý vi phạm về giao thông. Ông Phúc cho hay chủ trương của việc sửa đổi các quy định xử phạt vi phạm về giao thông sẽ theo hướng tăng nặng mức phạt, đảm bảo xử lý nghiêm và răn đe hơn.

Trong các giải pháp thì hạn chế xe cá nhân nổi lên như một bức xúc và làm được điều này sẽ hóa giải được bức tranh giao thông xám xịt như hiện nay ở các đô thị lớn. Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, về thu phí xe cá nhân, xe vào trung tâm TP, Quốc hội đồng ý với các giải pháp chung của Chính phủ đưa ra, trong đó có các loại phí này. Bộ GTVT đã làm xong đề án và “những biện pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá nhanh xe cá nhân như hiện nay”. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thu phí xe cá nhân, xe vào trung tâm TP, quan điểm của Chính phủ là ủng hộ.

Ngoài ra, giải pháp tập trung đầu tư hạ tầng giao thông cũng được tính đến. Phó thủ tướng khẳng định ưu tiên vốn ODA cho các công trình giao thông ở TP và giao Bộ Kế hoạch - đầu tư cùng TP tìm kiếm nguồn vốn này. Ông cũng quyết các đầu tư cấp bách cho giao thông không bị chi phối, hạn chế bởi nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát... Ông Thăng đề nghị Chính phủ giao cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ định thầu các công trình giao thông cấp bách và chịu trách nhiệm việc chỉ định này nhằm rút ngắn thủ tục. Ông cho rằng do sự lạc hậu của các quy định về đấu thầu nên chọn được nhà thầu “chạy” khỏe, không chọn được nhà thầu làm khỏe (có năng lực thật sự).

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định tập trung cho các giải pháp trọng tâm trước mắt và lâu dài, nhưng các giải pháp phải được làm đồng bộ. Nói về con số giảm 30% tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông như kỳ vọng của Chính phủ, ông Quân nhấn mạnh tuy đây là nhiệm vụ phức tạp nhưng TP quyết tâm giảm đến mức thấp nhất, không để số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông tăng.

Mở rộng quốc lộ 1 là hợp lý
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về một số vấn đề giao thông đang được dư luận quan tâm. Trước một số ý kiến đặt vấn đề có cần thiết đầu tư hơn 126.000 tỉ đồng để nâng cấp quốc lộ 1 trong khi đã có dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, ông Thăng cho biết: việc mở rộng quốc lộ 1 nằm trong quy hoạch tổng thể quy hoạch phát triển giao thông đường bộ VN đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, hệ thống đường Bắc - Nam gồm năm hệ thống: thứ nhất là quốc lộ 1 đang có chủ trương mở rộng lên bốn làn xe cơ giới và hai làn xe máy trước năm 2016, thứ hai là đường cao tốc dự kiến tới năm 2020 xây dựng được khoảng 2.000km, thứ ba là đường ven biển gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và chống biến đổi khí hậu, thứ tư là đường Hồ Chí Minh, thứ năm là đường ven biên giới để đảm bảo tuần tra biên giới. Vì vậy, dù có đường cao tốc vẫn phải mở rộng quốc lộ 1.
Về ý kiến cho rằng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương “thu phí trên trời”, ông Thăng cho rằng mức phí đường này chỉ bằng 2/3 mức phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Sở dĩ mức phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình không bị phản ứng vì khi đưa đường vào sử dụng là thu phí ngay, còn đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương do đưa vào sử dụng hai năm mới thu phí nên bị “kêu”.
Xem thêm →

Bộ Xây dựng phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012.

0 nhận xét
Sáng 8/3, cơ quan Bộ xây dựng tổ chức Lễ phát động Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và trao các danh hiệu khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ được nhà nước khen tặng. Tới dự có đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng các Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Trần Nam, Trần Văn Sơn, Bùi Phạm Khánh, Nguyễn Đình Toàn, ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo và đông đảo cán bộ công nhân viên các cơ quan thuộc Bộ.


Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao đóng góp của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ trong đó có vai trò quan trọng nòng cốt quyết định của của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên khối cơ quan Bộ Xây dựng. Thay mặt lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng chúc mừng các tập thể, cá nhân đạt được và đặc biệt chúc mừng chị em phụ nữ ngành xây dựng nói chung và chị em phụ nữ khối cơ quan Bộ nói riêng nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Chúc các chị em tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Bộ, truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam, giữ gìn hạnh phúc gia đình và hoàn thành nhiệm vụ.



Bà Trần Thị Lựu – Chủ tịch Công đoàn cơ quan Bộ cho biết: năm 2011, ngành Xây dựng đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch, nhiệm vụ được đảng và Nhà nước giao. Các đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ đã tổ chức tốt các phong trào thi đua, động viên toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nỗ lực vượt khó đồng thời đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đời sống được cải thiện, nâng cao. Hoà chung không khí sôi nổi của cả nước, Bộ Xây dựng chính thức phát động thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 đối với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khối các cơ quan thuộc Bộ.


Tại buổi lễ, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Xây dựng công bố quyết định và trao danh hiệu khen thưởng cho các tập thể và cá nhân được Nhà nước khen tặng. Trong đó có trao Huân chương Lao động Hạng nhì cho 2 cá nhân, Huân chương Lao động Hạng 3 cho 7 các nhân, Bằng khen của Chính phủ cho 4 tập thể và 10 cá nhân.




Xem thêm →

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

0 nhận xét

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Tham dự buổi tiếp, về phía Bộ Xây dựng còn có sự có mặt của đại diện một số Cục, Vụ chức năng: Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Vụ Hợp tác quốc tế; đại diện của Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi …
Về phía các doanh nghiệp Vương quốc Bỉ có các đại diện của: Liên đoàn Xây dựng Bỉ, Tập đoàn Besix, Tập đoàn CFE, CMS Debacker.
Việt Nam và Vương quốc Bỉ đã có mối quan hệ ngoại giao 40 năm và mối quan hệ này đang tiến triển hết sức tốt đẹp, tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư thương mại còn khá khiêm tốn. Chính phủ Bỉ và các doanh nghiệp Bỉ trong thời gian qua đã hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng như cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị mong muốn, thông qua chuyến công tác của Phái đoàn kinh tế Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ, trao đổi nhằm tìm ra nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa để triển khai nhiều dự án trong lĩnh vực xây dựng.
Đại diện của các doanh nghiệp Vương quốc Bỉ cũng đã bày tỏ sự cảm ơn đối với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã dành thời gian tiếp đón. Đại diện của các doanh nghiệp đã lần lượt giới thiệu về tổ chức/công ty và những thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp Vương quốc Bỉ mong muốn thông qua buổi tiếp kiến với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và các đại diện của Bộ Xây dựng họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về nhu cầu phát triển hạ tầng, các dự án và quy định đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam cũng đã giới thiệu và trao đổi về những lĩnh vực hoạt động và kinh doanh của mình, đồng thời cũng hoan nghênh sự đầu tư hợp tác của các doanh nghiệp Bỉ tại Việt Nam.
Kết thúc buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ sự cảm ơn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ trong thời gian qua đã quan tâm giúp đỡ Việt Nam đồng thời bày tỏ hy vọng sau buổi làm việc này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Vương Quốc Bỉ. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chúc các doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ sẽ thành công tại Việt Nam.
Xem thêm →

25 ngàn tỷ đồng xây dựng KĐT Tokyu

0 nhận xét

Sáng 2/3, tại trung tâm thành phố mới Bình Dương, Cty TNHH Becamex Tokyu (Liên doanh giữa TCty Becamex IDC và Tập đoàn Tokyu của Nhật Bản) đã khởi công xây dựng dự án KĐT Tokyu Bình Dương và đón giấy chứng nhận đầu tư. Tới dự có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương, đại sứ quán Nhật Bản, lãnh đạo Tcty becamex, Tập đoàn Tokyu Nhật Bản cùng đông đảo các doanh nghiệp Nhật bản đang hoạt động tại Việt Nam…

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư và tặng hoa chúc mừng cho liên doanh Becamex Tokyu. 
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thay mặt lãnh đạo Bộ Xây dựng tặng hoa cho liên doanh Becamex Tokyu.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, lãnh đạo Bình Dương và lãnh đạo Becamex, tập đoàn Tokyu cùng nhấn nút khởi công dự án.
Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương được xây dựng trên diện tích hơn 71ha với tổng vốn đầu tư 25 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ đồng) nhằm phát triển và kinh doanh các khu thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí và nhà ở. Khi dự án hoàn thành sẽ đáp ứng 75 ngàn căn hộ cho thị trường. Ông Koshimora – chủ tịch Tập đoàn Tokyu Nhật Bản cho biết: “Tập đoàn Tokyu nhận thấy thành phố mới Bình Dương có sự tương đồng giống thành phố Tokyu của Nhật mà Tập đoàn đã làm chủ đầu tư cách đây hơn 40 năm. Chính vì vậy mà Tập đoàn Tokyu mong muốn xây dựng khu đô thị thành một khu đô thị kiểu mẫu tại thành phố mới Bình Dương trong tương lai.”
Xem thêm →