Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng

Quy hoạch không gian ngầm đô thị: Nhiều điều “chưa có”

0 nhận xét

(Nguyễn Thanh Nghị) - Ngày 28-7 tại TP.HCM, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức hội thảo “Quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị”.

Bốn tầng ngầm của Vincom trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM) được khai thác thành trung tâm thương mại - Ảnh: Thuận Thắng
Bốn tầng ngầm của Vincom trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1, TP.HCM) được khai thác thành trung tâm thương mại - Ảnh: Thuận Thắng

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng phát triển không gian ngầm hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện cảnh quan, giải quyết được ùn tắc giao thông.

Xu hướng tất yếu để phát triển đô thị


Theo TS Phạm Sỹ Liêm - phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, xu hướng đô thị hóa theo hướng phát triển mật độ dân cư trên diện tích hiện có, tiết kiệm đất, không mở rộng diện tích đô thị là xu hướng tăng trưởng thông minh. Những đô thị phát triển theo mô hình này gọi là đô thị nén. Theo quy hoạch, đến năm 2025 dân số ở đô thị VN tăng hai lần và diện tích đô thị tăng bốn lần, tức đến thời điểm đó toàn lãnh thổ VN mất thêm 300.000ha đất ruộng để phát triển đô thị.

Trong khi đó, do biến đổi khí hậu, VN đã mất đi rất nhiều diện tích đất nông nghiệp nên cần thiết phải hạn chế diện tích đô thị hóa để giữ đất nông nghiệp. Muốn vậy, các đô thị VN phải khai thác hiệu quả không gian ngầm để tăng diện tích sử dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện nay các cơ quan quản lý chưa có dữ liệu tập trung về các công trình ngầm dẫn đến việc khai thác chồng lấn, kém hiệu quả. Hà Nội và TP.HCM đang triển khai xây dựng các tuyến metro nhưng tiến độ dự án rất chậm do có liên quan đến không gian ngầm. Hiện các ngành có sử dụng không gian ngầm như điện, nước, cáp viễn thông... mạnh ai nấy làm dẫn đến chồng chéo, kém hiệu quả.

Hiện nay, VN có hai đô thị đang lập quy hoạch không gian ngầm là TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Tuy nhiên, do những “khoảng trắng” trên mà tiến độ lập quy hoạch ngầm của hai đô thị trên cũng rất chậm

Ở TP.HCM, mặc dù UBND TP đã có dự định về lập các bãi giữ xe ngầm từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào được khởi công. Như bãi đậu xe của công viên Lê Văn Tám, các cơ quan chức năng còn bàn cãi xung quanh việc xây dựng tháp thông gió to hay nhỏ. Công trình ngầm của tòa nhà 70-72 Lê Thánh Tôn đã đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình vì chưa có quy định. Còn những công trình ngầm phục vụ hạ tầng đô thị thì “đào đâu đụng đó” vì không có dữ liệu về hệ thống công trình ngầm hiện hữu. Khi xảy ra sự cố về công trình ngầm khó xác định trách nhiệm của ai, bởi có nhiều sở ngành cùng được giao quản lý.
Thực tế, lĩnh vực quản lý không gian ngầm đô thị ở nước ta còn nhiều “khoảng trắng”. TS Trần Anh Tuấn - cục phó Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng - liệt kê: nước ta chưa có hệ thống số liệu điều tra về địa chất công trình, địa chất thủy văn, chưa có bản đồ hiện trạng, chưa có quy hoạch công trình ngầm. Năng lực nghiên cứu, khảo sát thiết kế còn hạn chế và thiếu những tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến xây dựng công trình ngầm. Chưa có cơ quan thống nhất quản lý công trình ngầm...

Ấp ủ nhiều công trình ngầm


Theo các đại biểu, việc phát triển không gian ngầm là xu thế tất yếu của phát triển đô thị trong thế kỷ 21. Vì vậy, cần thiết phải có quy hoạch không gian ngầm, có cơ quan quản lý thống nhất và đặc biệt phải nhanh chóng tập hợp các dữ liệu về hệ thống công trình ngầm tại các đô thị để phục vụ việc đầu tư khai thác không gian ngầm.

Trong định hướng phát triển, các đô thị cấp 1 và cấp 2 của VN cần thiết phải tính đến quy hoạch không gian ngầm.

Dự kiến đến năm 2020, TP.HCM sẽ có hơn 60km đường sắt đô thị ngầm. Bên cạnh đó, TP cũng sẽ ngầm hóa 100% lưới điện tại khu vực trung tâm TP và các trung tâm hành chính huyện, khu đô thị mới, khu công nghiệp. Tương lai, TP sẽ từng bước ngầm hóa toàn bộ hệ thống đường cáp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin để bảo đảm mỹ quan đô thị. TP cũng đã quy hoạch hệ thống bãi đậu xe ngầm cùng nhiều công trình ngầm dưới các cao ốc, tòa nhà...

Các đại biểu cho rằng chính quyền thủ đô Hà Nội cũng nên tính đến chuyện khai thác không gian ngầm ở khu vực phố cổ Hà Nội để phát triển không gian thương mại, xây dựng trường học và các công trình đô thị. Có như vậy mới bảo tồn được phố cổ trước tốc độ và nhu cầu đô thị hóa ngày càng cao. Hiện TP Đà Nẵng đã phê duyệt bãi đậu xe ngầm ở công viên 29 tháng 3 rộng 2,5ha và nhen nhóm nhiều công trình ngầm khác để phục vụ giao thông.

Trước thực trạng và nhu cầu về không gian ngầm như trên, các đại biểu cùng kiến nghị: cần thiết phải hoàn thiện các quy định về phát triển không gian ngầm đô thị, phải có một cơ quan quản lý thống nhất và nhất định phải có cơ chế tài chính để khuyến khích các chủ đầu tư (tư nhân hoặc Nhà nước) tham gia phát triển không gian ngầm...
Xem thêm →

Bế mạc triển lãm công nghệ xây dựng Vietconstech 2012

0 nhận xét

Chiều 28/6, Lễ bế mạc Triển lãm công nghệ xây dựng Vietconstech 2012 đã diễn ra với sự tham dự của Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cùng đại diện lãnh đạo Cục, Vụ, Viện Bộ Xây dựng và các quan khách, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Lê Quang Hùng – Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình báo cáo kết quả của triển lãm
Ông Lê Quang Hùng – Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình báo cáo kết quả của triển lãm

Sau 2 ngày diễn ra triển lãm, thay mặt BTC, ông Lê Quang Hùng – Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cho biết: Triển lãm đã thu hút 170 gian hàng và 83 đơn vị tham gia trong đó có đơn vị của Viện nghiên cứu, Trường đại học, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ triển lãm, các tổ chức tham gia triển lãm đã giới thiệu nhiều công nghệ, vật liệu, thiết bị xây dựng phủ kín các lĩnh vực và chuyên ngành xây dựng. Có 3 hội thảo được tổ chức từ chiều ngày 27 đến hết ngày 28/6 với 18 tham luận đến từ 16 đơn vị. Mỗi hội thảo thu hút trung bình 200 khách tham dự là lãnh đạo các đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước, các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng, các nhà khoa học. Triển lãm thu hút gần 10.000 lượt khách tham quan. Triển lãm lần này đã thu hút sự quan tâm và đưa tin của hầu hết các báo, đài từ Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, triển lãm nhận được sự bảo trợ truyền thông của nhiều phương tiện thông tin đại chúng lớn.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng và các Bộ ngành liên quan, Vietconstech 2012 được đánh giá là triển lãm hàng đầu về xây dựng, góp phần phát triển ngành xây dựng Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Xem thêm →

Khởi động Dự án nâng cấp 6 đô thị tại vùng ĐBSCL

0 nhận xét

Ngày 25/6, tại TP Cần Thơ, Bộ Xây dựng cùng với Ngân hàng Thế giới đã tổ chức lễ khởi động Dự án nâng cấp 6 đô thị tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Cần Thơ, Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cà Mau, Trà Vinh và Rạch Giá.

Khởi động Dự án nâng cấp 6 đô thị tại vùng ĐBSCL
Khởi động Dự án nâng cấp 6 đô thị tại vùng ĐBSCL

Dự án có tổng vốn đầu tư 399 triệu USD, trong đó vốn ODA là 293 triệu USD, vốn đối ứng 106 triệu USD.

Mục tiêu của dự án là nâng cao đời sống và dịch vụ đô thị, cải thiện điều kiện sống, vệ sinh môi trường của khu dân cư nghèo sinh sống tại 6 đô thị trong vùng ĐBSCL. Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian từ 2012-2017 với nhiều hạng mục: cải tạo, làm mới gần 176km đường; nạo vét, nâng cấp, làm mới hơn 239km cống thoát nước, 34km kênh rạch… Dự tính có khoảng 300.000 người hưởng lợi trực tiếp và 1,5 triệu người hưởng lợi gián tiếp từ dự án này.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết năm 2008, chiến lược nâng cấp đô thị quốc gia và chương trình đầu tư tổng thể cho nâng cấp đô thị tới năm 2020 đã được nghiên cứu và hoàn thành. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 758/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Nâng cấp đô thị quốc gia (NUUP) giai đoạn 2009-2020 với mục tiêu nâng cấp khoảng 100 đô thị từ loại 4 trở lên. Dự án Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL là dự án thí điểm của NUUP.
Xem thêm →

Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 38% vào năm 2015

0 nhận xét

Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 là một trong những dự thảo quan trọng vừa được Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 38% vào năm 2015
Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 38% vào năm 2015

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, chương trình có ý nghĩa lớn và thực sự cần thiết bởi đây chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời sẽ kiểm soát việc phát triển hệ thống đô thị toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng đô thị, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ hiện đại tạo môi trường đô thị sống tốt.

Phát triển hệ thống đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Mặt khác, quá trình phát triển đô thị phải đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới. 

Theo định hướng, phát triển hình thành các đô thị sẽ gắn với các khu kinh tế ven biển, cửa khẩu tạo cửa ngõ hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hệ thống đô thị du lịch. Việc phát triển đô thị dựa trên cơ sở phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch, đất đai, cơ sở hạ tầng đô thị các cấp; giữa các đô thị trong vùng đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy cơ hội và khắc phục thách thức trong việc sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ngoài ra còn hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các đô thị tại các vùng miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mục tiêu đặt ra của Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 là đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 38% với hệ thống 870 đô thị. Ngoài hai đô thị đặc biệt còn có 211 đô thị từ loại I đến loại IV, 657 đô thị loại V và hình thành thêm 132 đô thị mới. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc sẽ đạt tới 45% với hệ thống khoảng 940 đô thị.

Để đạt chỉ tiêu này, các địa phương tập trung xây dựng chương trình phát triển đô thị, lồng ghép phối hợp với các chương trình, kế hoạch khác trên địa bàn đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Các lĩnh vực cần chú trọng gồm phát triển đa dạng các loại nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp đô thị, quản lý phát triển đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị...

Các giải pháp trước mắt cần tập trung là hoàn thiện về cơ chế chính sách, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cũng như khoa học công nghệ môi trường. Riêng về cơ chế tài chính, Bộ Xây dựng đề xuất ngân sách địa phương cùng hỗ trợ từ kinh phí trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng, công viên cây xanh và khu đô thị mới, khu nhà ở bằng các hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BT (xây dựng-chuyển giao) và PPP (hợp tác công tư).
Xem thêm →

Rà soát tiến độ thực hiện triển lãm Vietconstech

0 nhận xét

Đây là một trong những nội dung của buổi họp báo cáo tiến độ triển khai triển lãm Vietconstech diễn ra vào chiều ngày 7/5 tại Bộ Xây dựng dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Nguyễn Thanh Nghị. Tham gia buổi họp có đại diện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ, Trung tâm thông tin, Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng), lãnh đạo Bộ GTVT, KHCN, Bộ NN&PTNT…

Rà soát tiến độ thực hiện triển lãm Vietconstech

Rà soát tiến độ thực hiện triển lãm Vietconstech

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo triển lãm thì đến thời điểm hiện tại, triển lãm đã thu hút 160 gian hàng của 77 đơn vị tham gia trong đó có đơn vị của viện nghiên cứu, trường ĐH, doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước. Có 8 nhà tài trợ chính cho triển lãm trong đó có nhà tài trợ vàng, bạc, đồng. Trong triển lãm sẽ có 3 hội thảo của 15 doanh nghiệp.
Tại buổi họp, đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Ban chỉ đạo đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý cho công tác tổ chức truyền thông giai đoạn 3 cho triển lãm, công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc và quá trình diễn ra triển lãm. Tham gia triển lãm lần này, không chỉ có lãnh đạo các Bộ ngành liên quan mà còn có sự hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước, người làm nghề xây dựng, sinh viên thuộc các trường đại học và các đại biểu của nhiều sở xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá cao sự nỗ lực của Ban chỉ đạo trong việc phối hợp thực hiện triển lãm Vietconstech. Và để triển lãm diễn ra trong thời gian từ 27-29/6 tại triển lãm Giảng Võ, Hà Nội được thành công, Thứ trưởng lưu ý Ban chỉ đạo cần tiếp tục rà soát lại các nội dung để đạt mục tiêu đề ra; chỉ đạo các đơn vị tham gia chú ý về nội dung cũng như hình thức trưng bày cho gian hàng của mình, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa gian hàng của đơn vị trong nước và nước ngoài và loại hình xây dựng rộng khắp. Đối với công tác truyền thông, các đơn vị cần đảm bảo thông tin cho triển lãm nhanh chóng, có sức lan tỏa lớn đến các đơn vị liên quan đến ngành xây dựng. Ngoài ra, về vấn đề tài chính cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ, rõ rang và minh bạch.
Xem thêm →

Ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

0 nhận xét

Hôm nay (11/11), thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

5939156535 84436c19b7 Ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Thanh Nghị

Ông từng là sinh viên trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, sau khi học trong Tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, ông trở về trường để thực hiện công tác giảng dạy. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do Đại hội đề cử.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →