Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị - Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị - Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

5 nhà sư đã lên đường ra Trường Sa

0 nhận xét
Chiều 12/4, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Hòa thượng Thích Giác Nghĩa sẽ đi chuyến sau.

Dự kiến, Đại đức Thích Thánh Thành cùng Thượng tọa Thích Tâm Hiện (hiện tu tại chùa Tân Long, Diên Khánh, Khánh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Song Tử Tây. Đại đức Thích Giác Nghĩa, trụ trì chùa Vạn Đức và chùa Phước Trí (Vĩnh Phương, TP Nha Trang) cùng Đại đức Thích Ngộ Thành tiếp quản chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Đại đức Thích Đạo Biện, trụ trì chùa Long Thọ và Đại đức Thích Đức Hỷ trụ trì chùa Hưng Long (thị xã Ninh Hòa) tiếp quản chùa ở đảo Sinh Tồn.



Trong đợt phát động tăng sĩ tình nguyện tu hành tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo của Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa vừa qua, đã có 12 tăng sĩ đăng ký đi Trường Sa, 6 người được chọn.

Lần này đoàn ra thăm Trường Sa ngoài 5 tăng sĩ còn có 69 người nữa. Ngoài đại diện các sở, ban, ngành, Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng còn có các nhà khoa học làm nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thực hiện và mở rộng các đề tài khoa học tại Trường Sa. Các đề tài nghiên cứu gồm: trồng thử nghiệm các giống rau xanh, cây ăn trái chịu mặn trồng được trên đảo; phát triển nuôi trồng hải sản; nghiên cứu triển khai thử nghiệm một số công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải trên đảo; Nghiên cứu các biện pháp chống rong rêu trên các thiết bị vật dụng trên đảo; Nghiên cứu một số vấn đề văn hóa, xã hội…

Hưởng ứng cuộc vận động cả nước tham gia ủng hộ "Quỹ vì Trường Sa thân yêu", tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều hoạt động như tổ chức biểu diễn nghệ thuật kêu gọi sự vận động đóng góp quỹ; vận động sâu rộng trong hệ thống giáo dục, các cơ quan đoàn thể và doanh nghiệp… Hàng nghìn sinh viên học sinh cũng tham gia các hoạt động vì Trường Sa.

Mỹ Giang
Xem thêm →

Đập chính thủy điện Sông Tranh nằm trên dãy đứt gẫy động đất

0 nhận xét
“Thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại khu vực có các đới đứt gãy địa chất đang hoạt động, có thể gây ra động đất. Trong lịch sử đã xảy ra nhiều trận động đất lớn, nhỏ khác nhau ở địa điểm này”.

Đó là khẳng định của T.S Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, tại buổi làm việc của Đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu với UBND tỉnh Quảng Nam và Ban quản lý dự án (BQLDA) Thủy điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), về động đất liên quan đến Thủy điện Sông Tranh 2 sáng 10/4.


Theo ông Minh, nguyên nhân gây nên động đất kích thích ở khu vực huyện Bắc Trà My và Thủy điện Sông Tranh 2 là do khi hồ thủy điện tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, do đó làm giảm độ bền cắt của các đất, đá trong đới. Khi đứt gẫy hoạt động đã ở trong trạng thái ứng suất tới hạn, việc giảm độ bền cắt của đất, đá trong đớt đứt gẫy dẫn tới việc xảy ra dịch trượt làm cho động đất phát sinh. Song, ông cũng trấn an, hiện tượng động đất kích thích từng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt có trường hợp động đất kích thích kéo dài đến 20 – 40 năm như ở hồ Thủy điện Koyna của Ấn Độ. Ông Minh cũng cho biết chưa thể trả lời ngay được việc nước chảy qua thân đập có liên quan đến động đất hay không.


GS.TSKH Nguyễn Tiến Khiêm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học Việt Nam, cho biết: “Qua quan sát bằng mắt thường mấy ngày nay chưa thấy phát hiện có vết nứt trên thân đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 do động đất kích thích gây ra. Tuy nhiên, BQLDA Thủy điện 3 phải theo dõi sát sao vết nứt làm rò rỉ của các khe nhiệt như thiết kế, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ các thiết bị đầu dò sensor được gắn trong thân đập. Hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào làm mất an toàn đập”. Trái lại, T.S Nguyễn Đình Kiên (Viện Cơ học Việt Nam) cho rằng đập chính Thủy điện Sông Tranh 2 có an toàn hay không, không thể đánh giá ngày một ngày hai. Cần phải có một đoàn khoa học vào cuộc và dựa trên các thông số kỹ thuật thiết kế công trình do chủ đầu tư cung cấp, từ đó mới phân tích, đánh giá đầy đủ về độ an toàn của đập chính.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị đoàn công tác cần đề xuất với Bộ KH-CN sớm có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về động đất ở khu vực thủy điện; gấp rút đặt một hệ thống quan sát động đất với 5 trạm địa chấn ở khu vực huyện Bắc Trà My.
Xem thêm →