332 sinh viên Khoa Xây dựng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội bảo vệ đồ án tốt nghiệp |
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng
Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..
Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái
Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ
Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...
Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...
332 sinh viên Khoa Xây dựng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội bảo vệ đồ án tốt nghiệp
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu khai mạc Hội thảo |
Dự Hội thảo có ông Hanaoka Hirofumi- Phó Cục trưởng Cục đô thị thuộc Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Phát triển đô thị sinh thái nước ngoài Nhật Bản (J-CODE) và các doanh nghiệp trong đoàn doanh nghiệp Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết phát triển đô thị là một lĩnh vực rất được Bộ Xây dựng Việt Nam quan tâm. Trong những năm vừa qua Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển đô thị ở Việt Nam trong đó có phát triển các đô thị sinh thái. Tuy nhiên đô thị sinh thái là một loại hình đô thị còn mới mẻ do đó để có thể đảm bảo sự đồng bộ trong kế hoạch triển khai thực hiện các dự án phát triển đô thị loại này thì cần sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà quản lý nhất là các địa phương đang có tiềm năng cho việc phát triển loại đô thị sinh thái.
Nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị, thời gian qua Bộ Xây dựng Việt Nam đã phối hợp với Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo về phát triển đô thị ở Việt Nam, ký kết bản thoả thuận về việc Nhật Bản đầu tư xây dựng đô thị sinh thái ở Việt Nam.
Thứ trưởng khẳng định Hội thảo là một bước tiến xa hơn cho việc thực hiện các dự án phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển đô thị sinh thái tại Việt Nam.
Hội thảo đã nghe đại biểu đến từ Hiệp hội Phát triển đô thị sinh thái nước ngoài Nhật Bản (J-CODE) trình bày ý tưởng và kinh nghiệm phát triển đô thị sinh thái của Nhật Bản; Tổng Công ty sông Đà, Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VINACONEX và Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và đô thị Việt Nam HUD giới thiệu các dự án phát triển đô thị ở Việt Nam và đại diện các Bộ ngành và các doanh nghiệp hai nước đã trao đổi về cơ hội đầu tư phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam.
Rà soát tiến độ thực hiện triển lãm Vietconstech
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế |
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chứng kiến trận chung kết bóng đá nam Hội khỏe cơ quan Bộ Xây dựng
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và đội giành giải Nhất VNCC |
Bộ môn bóng đá nam – Hội khỏe cơ quan Bộ Xây dựng thu hút sự tham gia của 17 đội bóng, chia làm 4 bảng. Sau 28 trận vòng bảng, 08 đội xếp thứ nhất và thứ hai của mỗi bảng được vào thi đấu tứ kết với thể thức loại trực tiếp. Tổng cộng toàn giải đã diễn ra 35 trận đấu tranh tài sôi nổi, thu hút đông đảo khán giả và cổ động viên.
Hội khỏe cơ quan Bộ Xây dựng năm 2012 đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Bộ Xây dựng, của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khối cơ quan Bộ Xây dựng và thu hút sự tham gia nhiệt tình của các vận động viên trong các môn bóng đá nam, cầu lông, bóng bàn, kéo co. Hội khỏe này là đợt sinh hoạt thể thao văn hóa rộng rãi, thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNVCLĐ, nâng cao hiệu quả SXKD, công tác của từng đơn vị và toàn ngành năm 2012.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tham dự phiên họp thứ ba của 3 Ban Chỉ đạo Chương trình KHCN lớn cấp quốc gia
Đây là phiên họp thứ ba của 3 Ban Chỉ đạo để thảo luận, rà soát và cho ý kiến về một số nhiệm vụ lớn cần gấp rút cần triển khai thực hiện ngay trong năm 2012.
Trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập và ban hành quy chế tổ chức của 3 Ban Chủ nhiệm Chương trình để giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của Chương trình cùng cơ quan giúp việc Ban Chủ nhiệm. Bộ cũng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính đối với 3 Chương trình.
Đối với Chương trình sản phẩm quốc gia, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục 6 sản phẩm quốc gia chính thức và 3 sản phẩm quốc gia dự bị. Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về các sản phẩm quốc gia.
Đối với Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng, ban hành khung tiêu chí hoạt động đổi mới công nghệ, đã hoàn thành Khung tiêu chí hoạt động đổi mới công nghệ cho các Bộ, ngành và địa phương. Bộ hiện đang triển khai, xây dựng tiêu chí đánh giá đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp để có thể thống kê việc đổi mới trong doanh nghiệp. Dự kiến trong năm 2012, sẽ triển khai đánh giá thí điểm với một số nhóm ngành, lĩnh vực tiêu biểu.
Đối với Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, các Bộ Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương về cơ bản đã hoàn thành dự thảo xây dựng 3 chương trình thành phần và đang tiếp tục xin ý kiến các Bộ, ngành.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã nêu lên một số công việc chính cần gấp rút triển khai trong thời gian tới, theo đó để thúc đẩy tiến độ triển khai các Chương trình này, Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư liên tịch về hướng dẫn quản lý tài chính.
Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện nguyên tắc tập trung nguồn lực, tránh phân tán, dàn trải, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chịu trách nhiệm về hiệu quả của các Chương trình với việc quản lý tài chính, việc bố trí kinh phí của cả 3 Chương trình quốc gia nên tập trung về Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý.
Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn một số cơ chế, chính sách phục vụ Chương trình sản phẩm quốc gia; tổ chức buổi công bố Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012; xây dựng và triển khai các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, nghiên cứu, đào tạo, thuê chuyên gia tư vấn, hợp tác quốc tế và đảm bảo hoạt động bộ máy quản lý cả 3 Chương trình để có thể triển khai ngay trong năm 2012.
Thống nhất với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị kiến nghị Chính phủ nên tập trung giao kinh phí thực hiện cả 3 Chương trình lớn cấp nhà nước về Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất điều phối, quản lý và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Phát biểu kết luận tại phiên họp thứ ba, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, đối với chương trình sản phẩm quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ để triển khai các đề tài, đề án về sản phẩm quốc gia, những nghiên cứu có tính chất liên ngành. Với các lĩnh vực về khoa học ứng dụng của các ngành, các Bộ trưởng phải tham gia đóng góp ý kiến và bày tỏ quan điểm.
Phó Thủ tướng đề nghị trong quá trình thực hiện các chương trình, cần áp dụng nguyên tắc tập trung nguồn lực, tránh phân tán, dàn trải, gắn trách nhiệm của người đứng đầu về hiệu quả của chương trình với việc quản lý tài chính, việc bố trí kinh phí chương trình cần tập trung về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Phó Thủ tướng đề nghị, trước 30/5 phải hoàn thành tất cả các nội dung đi kèm để chương trình để sớm đi vào hoạt động, phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, rà soát lại toàn bộ các chương trình, các đề tài trọng điểm quốc gia, các chương trình phát triển khoa học ứng dụng, khoa học ứng dụng chuyên ngành của ngành khoa học công nghệ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tăng trưởng Xanh: Mối quan tâm Việt Nam – Hàn Quốc
Cơ hội chia sẻ nhu cầu phát triển công nghệ Xanh
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Minh Quang phát biểu khai mạc đánh giá cao vai trò của Bộ Môi trường Hàn Quốc trong các hoạt động quốc tế về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đặc biệt là các sáng kiến về “tăng trưởng xanh”, giảm phát thải khí nhà kính, khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. “Đây là những đóng góp hết sức quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”.
Bộ trưởng Quang cũng bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong thỏa thuận hợp tác phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý môi trường, phát triển công nghệ môi trường, tăng cường xúc tiến hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp môi trường. Các dự án hợp tác và sự hỗ trợ của Bộ Môi trường Hàn Quốc đã góp phần tích cực vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện là mối quan tâm lớn của Chính phủ và toàn xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu được đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam là phát triển hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách, nâng cao kinh nghiệm quản lý môi trường, ứng dụng công nghệ môi trường, tạo nguồn đầu tư tài chính… cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng, cùng ngày, Tổng cục Môi trường phối hợp với Trung tâm Hợp tác Việt- Hàn, Viện Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường Hàn Quốc tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc về công nghệ xanh 2012” – cơ hội cho các doanh nghiệp hai nước tiếp nhận, chia sẻ thông tin về nhu cầu và tình hình thực hiện các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường đô thị và các khu công nghiệp.
Bà Yoo Young Sook, Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển. Đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Bà Yoo Young Sook cho biết “rất có ấn tượng về môi trường tại Việt Nam sau chuyến thăm quan tại danh lam thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình qua nhiều phương cách bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường tại đây”. Bà nhấn mạnh sẽ làm hết sức mình thắt chặt mối quan hệ giữa hai Bộ, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa trong bảo vệ môi trường, chuẩn bị tốt cho Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam và Hàn Quốc lần thứ 10 tại Seoul, Hàn Quốc vào năm 2013.
Kinh tế Xanh: Những câu chuyện thành công
Sáng kiến Kinh tế Xanh của UNEP đưa ra bốn năm trước cung cấp các phân tích và hỗ trợ các quốc gia xây dựng chính sách đầu tư phát triển các lĩnh vực xanh, các chính sách giúp “xanh hóa” nền kinh tế, để có công nghệ sạch và nông nghiệp bền vững… Đó là năng lượng tái tạo, các phương tiện giao thông, tòa nhà thân thiện với môi trường, công nghệ sạch, cải thiện phương pháp xử lý chất thải, cung cấp nước sạch, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bền vững. Kinh tế Xanh còn góp phần vào tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo, giải quyết những thách thức khí hậu và sinh thái.
Ở đây xin kể câu chuyện Trung Quốc đang thực hiện những bước tiến đáng kể để chuyển sang một chiến lược tăng trưởng sạch dựa trên sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Chính phủ Trung Quốc cam kết đến năm 2012 năng lượng tái tạo sẽ chiếm 16% tổng năng lượng tiêu thụ. Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, chính phủ thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn, bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình. Bộ Khoa học và Công nghệ nước này cũng trợ cấp chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) cho việc sản xuất năng lượng gió. Quốc gia này còn là nhà sản xuất pin (PV) năng lượng mặt trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lượng mặt trời toàn cầu (năm 2009), và hiện là thị trường lớn nhất thế giới về năng lượng nước nóng mặt trời, chiếm gần hai phần ba tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời mang lại lợi nhuận cho cả các nhà sản xuất lẫn các hộ gia đình. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một ví dụ về tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, có thể tạo ra công ăn, việc làm và tạo thu nhập trong ngành công nghiệp xanh.
Chuyện Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, hay Thuế tái tạo ở Kenya, Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda, Quy hoạch đô thị bền vững tại Brazil, Cơ sở hạ tầng sinh thái ở nông thôn Ấn Độ, Quản lý rừng tại Nepal, Dịch vụ sinh thái ở Ecuador, Năng lượng mặt trời tại Tunisia…đều là minh chứng cho lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của kinh tế Xanh, nhất là sự quan tâm của các nước đang phát triển đối với kinh tế Xanh ngày càng tăng.