Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa XI

0 nhận xét

Diễn ra từ ngày 4 – 7/7, Hội nghị lần thứ hai BCH TƯ Đảng khóa XI sẽ tập trung vào các nội dung chính là thảo luận, quyết định chương trình, quy chế làm việc, chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và công tác nhân sự.

Hội nghị khai mạc hôm nay, 4/7 tại Hà Nội, trong bối cảnh cả nước vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, thắng lợi toàn diện, to lớn của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

nguyen thanh nghi
Ảnh toàn cảnh Hội nghị

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đồng thời nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ trước mắt theo tinh thần các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, tích cực cho kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIII.

Quyết định chương trình, quy chế làm việc

Hội nghị sẽ thảo luận và quyết định về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư; Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác.

Về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là công việc rất quan trọng của Hội nghị Trung ương đầu khóa, xác định những nội dung, bước đi, định hướng của việc cụ thể hóa, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

Với tinh thần tiếp tục đổi mới, cải tiến cách ra nghị quyết, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, chỉ đạo thực hiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, lựa chọn đưa vào Chương trình những vấn đề lớn, quan trọng và cần thiết nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới mà Đại hội XI đã xác định. Ưu tiên cho những vấn đề bức xúc, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết hoặc những khâu cần đột phá như tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; chính sách pháp luật về đất đai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường; chính sách an sinh xã hội…

Về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là sự cụ thể hóa Điều lệ Đảng, chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của các cơ quan đảng, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Về triển khai chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Báo cáo chính trị của Đại hội XI xác định rõ mục tiêu, định hướng tiếp tục đổi mới, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Đại hội đã quyết định phải khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc rất khó và hệ trọng, cần được tiến hành một cách khoa học và chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói.

Giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt

Một nội dung quan trọng nữa được Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề cập đó là việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, ngay sau Đại hội XI, Bộ Chính trị đã tiến hành phân công một bước các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chuẩn bị giới thiệu các đồng chí Ủy viên Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; đồng thời chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ ở cấp mình.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã thành công tốt đẹp. Theo quy định của pháp luật, ngày 21/7/2011 sắp tới, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung bầu hoặc phê chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của bộ máy nhà nước.

Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương có trách nhiệm chuẩn bị và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ dành thời gian thích đáng để xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan nhà nước để Quốc hội xem xét bầu hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ, việc chuẩn bị nhân sự lần này cần quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung.

Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ diễn ra tới hết ngày 10/7/2011.

Nguyễn Hoàng


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao QĐND Việt Nam

0 nhận xét

Sáng 3/7, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm cấp tướng cho cán bộ cấp cao trong QĐND Việt Nam.

nguyen thanh nghi

Đại tướng Phùng Quang Thanh trao quyết định bổ nhiệm cho Trung tướng Nguyễn Thành Cung.

Tới dự có: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trung tướng Nguyễn Thành Cung, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lương Cường, Chính uỷ Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Đào Duy Minh, Chính uỷ Quân khu 5 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược, Phó Chính uỷ Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 3; Thiếu tướng Đinh Văn Cai, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Thăng, Phó Chính uỷ Quân khu 1 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 1; Đại tá Trần Quang Phương, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chính uỷ Quân khu 5 và được thăng quân hàm cấp thiếu tướng; Đại tá Đỗ Căn, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chính uỷ Quân khu 3 và được thăng quân hàm thiếu tướng.

Thay mặt Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, chúc mừng các đồng chí được Đảng, Nhà nước và quân đội tin tưởng giao cho cương vị, trọng trách mới. Đại tướng mong rằng, trên cương vị chủ chốt của đơn vị, các đồng chí được bổ nhiệm và thăng quân hàm cấp tướng lần này luôn phát huy vai trò là hạt nhân lãnh đạo trong xây dựng mối đoàn kết thống nhất, luôn luôn giữ vững ngọn cờ đoàn kết của Đảng trong quân đội; chăm lo xây dựng tổ chức đảng, cơ quan chính trị các cấp trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tham dự khai trương Vinpearl Luxury Đà Nẵng

0 nhận xét

Ngày 3-7, Công ty cổ phần Vinpearl khai trương khu nghỉ dưỡng đặc biệt cao cấp, tiêu chuẩn 5 sao + Vinpearl Luxury Đà Nẵng sau 20 tháng xây dựng.

nguyen thanh nghi
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh dự lễ khai trương

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh đến dự lễ khai trương.

Tọa lạc ở vị trí đắc địa nhất trên bãi biển Non Nước, Vinpearl Luxury Đà Nẵng trải rộng trên 15,4ha đất với tầm nhìn hướng biển, sau lưng bao bọc bởi 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn tạo thế “tựa sơn hướng thủy”. Khu nghỉ dưỡng, được đánh giá là cao cấp nhất tại Đà Nẵng hiện nay, bao gồm một khách sạn quốc tế “vượt chuẩn” 5 sao với 200 phòng nghỉ tiện nghi và khu biệt thự với 39 căn sang trọng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vinpearl Đà Nẵng, cho biết việc đưa Vinpearl Luxury Đà Nẵng vào hoạt động là một bước tiến đặc biệt quan trọng của Vinpearl trong tiến trình phát triển, bởi đây là dự án thứ hai thuộc dòng Luxury mang thương hiệu Vinpearl (sản phẩm du lịch có tiêu chuẩn cao cấp nhất tại Việt Nam hiện nay), là dự án du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên ngoài Nha Trang (Khánh Hòa) của Vinpearl được đưa vào hoạt động và đây cũng là dấu ấn đầu tiên của Vinpearl tại thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng.

Đà Nam


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén

0 nhận xét

Tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

hop quoc hoi

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hôm nay (30/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, một số giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2011.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH và ngân sách nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, bước vào năm 2011, trên cơ sở các đánh giá, dự báo và nhận thức rõ về những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt để thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2011.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát có xu hướng tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và báo cáo Bộ Chính trị ra Kết luận 02/KL-TW và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 59/NQ-QH12, với các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Mức bội chi thấp nhất mấy năm gần đây

Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện những “điểm sáng” như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng, xuất khẩu tăng cao gấp 3 lần kế hoạch, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ…

Kết quả thu – chi ngân sách nhà  nước 6 tháng đầu năm cho thấy, hết tháng 6/2011 tổng thu ngân sách đạt 327.820 tỷ đồng, bằng 55,1% dự  toán. Chi ngân sách đạt 355.600 tỷ đồng, đạt 49% dự toán. Như vậy, bội chi ngân sách 6 tháng là 27.780 tỷ đồng, bằng 23% dự toán. Đây là mức bội chi thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây.

Đặc biệt, thị trường ngoại tệ và kinh doanh vàng đã ổn định; thu chi ngân sách đạt khá, bội chi giảm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đang chậm lại; cắt giảm đầu tư công có hiệu quả nhưng vẫn tăng đầu tư cho “tam nông”; đã có những giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tăng giá của thị trường bất động sản; an sinh xã hội được quan tâm và có những chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh được tăng cường và giữ vững…

Tuy nhiên, trong báo cáo, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Đó là, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn khó khăn, tăng trưởng đạt thấp; thị trường chứng khoán sụt giảm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…

Phấn đấu một số chỉ tiêu cơ bản

Về những giải pháp cho 6 tháng cuối năm, Chính phủ cho rằng, cần tập trung quyết liệt vào điều hành một số chính sách lớn như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chủ  trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng cũng như chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp hài hòa với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tập trung vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với chính sách thương mại, giá cả, thị trường, tiếp tục tăng cường kiểm soát giá cả, ổn định thị trường, bảo đảm ổn định cung – cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện kiên trì và nhất quán điều hành giá xăng dầu, điện, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Với việc ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều hành để phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản năm 2011 là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%; tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%; tỷ lệ nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP.

Cần những giải pháp chiến lược dài hạn, vững chắc hơn

Thảo luận về  các báo cáo trên, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng, sự điều hành của Chính phủ đã tạo niềm tin của nhân dân, nhất là đối với các chính sách an sinh xã hội, tạo ổn định về mặt chính trị - xã  hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nhìn nhận, những kết quả về KT-XH trên chỉ mới là kết quả bước đầu. Nền kinh tế còn đối diện nhiều thách thức, khó khăn, do đó, cần có những giải pháp kiên quyết hơn nữa.

Báo cáo thẩm tra của  Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, song song với những giải pháp mang tính tình thế, ngắn hạn, Chính phủ  cần chú trọng đến các giải pháp chiến lược mang tính dài hạn như công tác quy hoạch, kế hoạch, các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, hạn chế nhập siêu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, minh bạch hóa hệ thống tài chính, tránh đầu cơ, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt, cần tăng cường quản lý tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy mạnh quản lý về giá cả, thị trường.

Điều khiển phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bên cạnh những “điểm sáng” về thu ngân sách, tăng xuất khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp…, nền kinh tế nước ta cũng nổi lên những vấn đề lớn cần sớm được khắc phục. Đó là lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay đều tăng, nhập siêu vẫn cao…

Vì thế, với 6 tháng cuối năm cần tính toán các tình huống khác nhau của nền kinh tế để có giải pháp vững chắc hơn. Bên cạnh đó, tăng tính đối thoại, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông

0 nhận xét

Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

nguyen thanh nghi
Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. Ảnh: Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Đồng chí Đinh Thế Huynh dự Hội nghị HĐKH các cơ quan Đảng Trung ương

0 nhận xét

Ngày 24/6, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2007-2011 và kỷ niệm 15 năm thành lập (1996-2011).

Dự Hội nghị có các đồng chí: Đinh Thế Huynh – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Ngọc Hoàng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thế Trung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cùng đại diện các cơ quan Đảng, các Bộ, ngành liên quan…

Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ mới, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Hoàng Chí Bảo nêu rõ: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đồng đã có những kết quả nổi bật đó là đổi mới, nâng cao chất lượng định hướng, thẩm định các thuyết minh đề tài, đề án; đổi mới công tác tổ chức lực lượng tham gia các công trình nghiên cứu khoa học; đổi mới trong việc đánh giá, phát huy ứng dụng kết quả nghiên cứu.

nguyen thanh nghi
Toàn cảnh Hội nghị

Các đề tài, đề án đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, thiết thực phục vụ cho công tác tham mưu chiến lược của các Ban, các cơ quan Đảng Trung ương đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần hình thành nhiều chỉ thị, nghị quyết trên nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, tư tưởng, đối ngoại, xây dựng Đảng, dân vận, an ninh quốc gia, kinh tế, chính trị, tuyên giáo… Đồng thời, đóng góp cho quá trình nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành tại từng ban, cơ quan Đảng Trung ương. Thông qua quá trình tham gia nghiên cứu, trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên viên thuộc các ban, các cơ quan Đảng Trung ương đã được nâng cao rõ rệt. Đó là một trong những hình thức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị cho cán bộ một cách có hiệu quả, tạo điều kiện cho cán bộ vừa học vừa làm, gắn với thực tiễn nghiên cứu khoa học ở từng công trình, chuyên đề cụ thể.

Nhìn chung, trong nhiệm kỳ 2007 – 2011, hoạt động của Hội đồng được đổi mới đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khâu liên quan, như: định hướng, thẩm định, đánh giá sản phẩm nghiệm thu, tổ chức lực lượng tham gia nghiên cứu.

Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng trong nhiệm kỳ tới là tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy, tích cực đổi mới phương thức hoạt động theo hướng: nghiên cứu khoa học phải bám sát, phục vụ thiết thực yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu của cơ quan Đảng Trung ương, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học tại các ban, các cơ quan Đảng Trung ương thể hiện trên tất cả các mặt: định hướng, quản lý, tổ chức triển khai đối với các đề tài, đề án đã được Hội đồng phê duyệt hàng năm. Nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện quy trình thẩm định các thuyết minh đăng ký, đánh giá sản phẩm nghiên cứu, nghiệm thu công trình để đảm bảo ngày càng chặt chẽ, khách quan, khoa học, đạt hiệu quả cao theo hướng phục vụ thiết thực công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở từng ban, cơ quan Đảng Trung ương. Đẩy mạnh công tác thông tin khoa học gắn với yêu cầu xã hội hoá hoạt động nghiên cứu thông qua những phương thức khác nhau để đảm bảo không ngừng nâng cao vị thế của Hội đồng trong giai đoạn phát triển mới. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy, góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ các cơ quan Đảng Trung ương. Trong đó, chú trọng ưu tiên các nhà khoa học, các cán bộ, chuyên viên trẻ đang công tác tại các ban, cơ quan Đảng Trung ương.

nguyen thanh nghi
Đồng chí Đinh Thế Huynh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh nhiệt liệt hoan nghênh, biểu dương những đóng góp của Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương qua 15 năm trưởng thành và phát triển. Hội đồng đã triển khai được hơn 400 công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, trong đó nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng cao được áp dụng trong công tác nghiên cứu lý luận, công tác tham mưu và chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan Đảng Trung ương. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, số lượng các công trình có xu hướng tăng lên, chất lượng các công trình ngày càng có chất lượng cao hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương.

Đồng chí Đinh Thế Huynh cũng chỉ rõ, bên cạnh những thành tích đạt được, Hội đồng cũng cần lưu ý khắc phục sớm một số hạn chế như số lượng các công trình nghiên cứu tuy nhiều nhưng chất lượng chưa thực sự tương xứng, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu nhiệm vụ, nhất là yêu cầu nâng cao năng lực và chất lượng tham mưu, chỉ đạo của các Ban, các cơ quan Đảng. Việc ứng dụng của các đề tài, đề án vào công tác tham mưu cho các cơ quan Đảng ở Trung ương còn hạn chế. Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện và đánh giá chất lượng các đề tài có nơi, có chỗ còn lỏng lẻo hoặc chưa đủ sâu sát, kịp thời…

Nhất trí cao với phương hướng và nhiệm vụ của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2011-2015, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Hội đồng cần triển khai thực hiện Kết luận số 28-TB/TW của Ban Bí thư về việc “Kiện toàn tổ chức, bộ máy và đổi mới phương thức hoạt động của Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng ở Trung ương”. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội đồng để nâng cao hơn nữa chất lượng các đề tài, đề án, đáp ứng những đòi hỏi thiết thực cho công tác tham mưu của các ban đảng và các cơ quan Đảng Trung ương, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới. Mọi hoạt động của Hội đồng cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; định hướng nội dung và triển khai thực hiện các đề tài, đề án phục vụ trực tiếp, thiết thực, hiệu quả yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng….

Cũng tại hội nghị, Hội đồng đã tặng quà lưu niệm cho các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Hội đồng qua các nhiệm kỳ. Ban Tuyên giáo Trung ương đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học; các cá nhân và 1 tập thể có đóng góp xuất sắc trong công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhiệm kỳ 2007-2011.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Hoa Kỳ muốn giúp giải tỏa căng thẳng ở Biển Đông

0 nhận xét

Washington khẳng định muốn giúp tháo gỡ căng thẳng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi tham gia cuộc hội đàm với Bắc Kinh tại Hawaii hôm nay.

“Mỹ không có ý định đổ thêm dầu vào lửa” ở Biển Đông và “chúng tôi rất quan tâm tới việc duy trì hòa bình và ổn định tại đây”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell phát biểu hôm qua, trước vòng thứ nhất của cuộc tham vấn châu Á – Thái Bình Dương với Trung Quốc hôm nay.

nguyen thanh nghi
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng trước. Ảnh: AP.

“Chúng tôi đã thể hiện rất rõ ràng rằng Mỹ không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền”, AFP dẫn lời Campbell cho hay. “Tuy nhiên, chúng tôi có những nguyên tắc về tự do hải hành, giao thương cũng như duy trì hòa bình và ổn định. Những nguyên tắc đó đã có từ lâu và chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh chúng trong tất cả hoạt động tham gia ở châu Á-Thái Bình Dương”.

Ông Campbell khẳng định Mỹ không muốn “lửa bùng lên” tại khu vực này. “Chúng tôi muốn căng thẳng giảm dịu đi và các bên bình tĩnh”, Campbell nhấn mạnh.

Phát ngôn này được đưa ra sau khi phía Trung Quốc lại lên tiếng yêu cầu Mỹ tránh xa Biển Đông. “Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền” ở Biển Đông vì thế “tốt nhất là Mỹ để các bên tự giải quyết với nhau”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải phát biểu. Ông cũng nói rằng một số quốc gia “đang đùa với lửa”và hy vọng “Mỹ sẽ không bị bỏng vì ngọn lửa này”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua khẳng định Mỹ sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóa quân đội, ủng hộ Philippines “đối phó với hành động gây hấn” trong bối cảnh tranh chấp đang ngày càng căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Ngoại trưởng Philippines cho rằng văn bản đó – có quy định việc phòng thủ chung trong trường hợp có sự tấn công ở khu vực Thái Bình dương – bao gồm cả Biển Đông.

Tuần trước, Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu John McCain cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cần tăng cường giúp đỡ ASEAN về chính trị và quân sự để đối phó với những tuyên bố chủ quyền “không cơ sở” của Trung Quốc.

Căng thẳng ở Biển Đông lên cao trong những tuần gần đây với việc Philippines và Việt Nam tố cáo Trung Quốc có hành động ngày càng quyết liệt ở Biển Đông.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã công bố yêu sách 9 đoạn (thường gọi là đường lưỡi bò hoặc đường chữ U), ôm trọn Biển Đông và các đảo/quần đảo trong khu vực. Yêu sách này bị các nước khác bác bỏ bởi không có cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử.

Mai Trang


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →