Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Việt – Mỹ đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng thường niên

0 nhận xét

Trong cuộc Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng Mỹ-Việt thường niên lần thứ tư diễn ra tại thủ đô Washington ngày 17/6, hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương và an ninh khu vực.

Đoàn Việt Nam tham gia đối thoại do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu và đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề Chính trị – Quân sự Andrew J. Shapiro dẫn đầu.

Thông cáo báo chí đưa ra sau khi kết thúc phiên đối thoại nêu rõ cuộc đối thoại lần thứ tư phản ánh sự hợp tác ngày càng cao giữa Việt Nam và Mỹ trên cơ sở thành công của cuộc đối thoại lần thứ ba được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2010.

Tại cuộc đối thoại, hai bên bày tỏ hài lòng về những tiến triển đã đạt được trong những năm gần đây trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương, giúp củng cố khuôn khổ quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt và cùng có lợi giữa hai nước.

Hai bên đã tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ song phương trên cơ sở hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau và các cam kết chung nhằm đảm bảo một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, thịnh vượng và an toàn.

nguyen thanh nghi
Phiên đối thoại về Chính trị – An ninh – Quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN)

Các quan chức Việt Nam và Mỹ đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy, tìm kiếm binh lính Mỹ và bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh, giải quyết vấn đề chất độc da cam/đioxin, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như các lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh khác.

Về các diễn đàn khu vực, hai bên trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy hợp tác giữa Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Mỹ và các vấn đề liên quan đến Sáng kiến hạ lưu sông Mekong, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).

Hai bên đồng thời thảo luận việc nâng tầm quan hệ song phương hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.

Đây là chủ đề đã được tái khẳng định trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Hà Nội hồi tháng 10/2010. Việt Nam và Mỹ khẳng định rằng hợp tác giữa hai bên trong giải quyết những thách thức an ninh quốc tế và khu vực là sự phát triển tự nhiên của mối quan hệ song phương đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng kinh tế của hai nước.

Các quan chức Việt Nam và Mỹ cũng trao đổi về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Hai bên nhất trí rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; mọi tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hợp tác, không gây sức ép hay sử dụng vũ lực.

Hai bên cho rằng các tuyên bố lãnh thổ và lãnh hải cần phải phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố 2002 về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc và khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử đầy đủ.

Phía Mỹ tái khẳng định những sự kiện bất ổn trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, gây quan ngại về an ninh hàng hải, đặc biệt về tự do hàng hải, phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đối thoại diễn ra trong không khí tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Cuộc đối thoại lần thứ năm sẽ diễn ra tại Hà Nội vào năm 2012…

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải cho phép khai thác mỏ đá Quazit ở Thanh Hóa

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý cho UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý, cấp phép khai thác điểm mỏ đá quarzit trên diện tích 35,5 ha thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

nguyen thanh nghi

Hình minh họa

Cùng ngày, Phó Thủ tướng cũng đồng ý Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy phép thăm dò trên diện tích 601,5 ha thuộc mỏ than Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang cho Công ty cổ phần Khoa học và Sản xuất mỏ Bắc Giang theo quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Công ty trên trong quá trình tổ chức thăm dò mỏ than và có biện pháp, giải pháp quản lý bảo vệ rừng nhằm hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng, tác động đến Khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện việc phục hồi hiện trạng rừng ngay sau khi kết thúc thăm dò.

 

Quốc Hà


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng : Xây dựng giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng

0 nhận xét

Ngày 17/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tình hình thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

nguyen thanh nghi

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

 

Báo cáo tình hình công nhân viên chức lao động và kết quả hoạt động công đoàn sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng nêu rõ: Công nhân viên chức lao động cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành của Chính phủ, hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. 3 năm qua, cả nước đã thành lập mới được 12.333 công đoàn cơ sở, kết nạp 1.863.887 đoàn viên. Tính đến tháng 12/2010, cả nước có gần 7,1 triệu đoàn viên và hơn 106.000 công đoàn cơ sở. Công đoàn các cấp đã chú trọng thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đông đoàn viên; quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu công nhân viên chức lao động và đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng. Năm 2010 đã có 15.221 công nhân lao động được kết nạp Đảng, tăng 4,85%. Các cấp công đoàn đã động viên cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất “năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”… góp phần phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn. Trên lĩnh vực đối ngoại, Công đoàn Việt Nam đã phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 tổ chức quốc tế, công đoàn quốc tế, công đoàn quốc gia… bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao vị thế đất nước và Công đoàn trên thế giới.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 20/NQ-TW mới chỉ tập trung ở khu vực kinh tế nhà nước, chưa được quan tâm thỏa đáng ở khu vực ngoài nhà nước. Nhiều vấn đề cấp bách như mục tiêu Nghị quyết đề ra, chưa thật sự được tập trung giải quyết quyết liệt và chưa tạo được sự chuyển biến đáng kể. Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động và cơ chế phối hợp giữa nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết những vấn đề về tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, Luật tiền lương tối thiểu… chưa được tập trung triển khai. Việc thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm lo lao động nữ… chưa được quan tâm, đầu tư thích đáng.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của Công đoàn, mà của cả hệ thống chính trị. Bởi vậy, việc triển khai Nghị quyết 20/NQ-TW đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể, không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, mà nhằm xây dựng và phát triển vững mạnh, toàn diện giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 20, trước hết cần bám sát các nội dung, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra; nhìn nhận, đánh giá đúng những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, những nội dung cần bổ sung, phân tích nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm; từng bước tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách; tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tầm quan trọng của việc xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta. Các mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 20/NQ-TW đã đề ra phải được cụ thể hóa thành các đề án, chương trình hành động cụ thể. Tuy nhiên, để tránh dàn trải, trong giai đoạn sắp tới, cần lựa chọn, xây dựng các đề án, chương trình hành động có tính khả thi cao, tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách, như thu nhập, tiền lương, bảo hiểm, y tế, phúc lợi công cộng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân… Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phải quyết liệt hơn, bảo đảm tính tập trung, thống nhất cao hơn, trên cơ sở phát huy vai trò, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, vai trò chủ động tổ chức, tham mưu, đề xuất của tổ chức Công đoàn các cấp.

* Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm các phân xưởng sản xuất, khu nhà ở, gặp gỡ công nhân lao động và làm việc với Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Thăng Long; đến thăm, làm việc tại Công ty cổ phần xích líp Đông Anh, tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, công tác quần chúng và tình hình đời sống của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nói chung và tại một số doanh nghiệp tại đây (như: Công ty TNHH Denso, Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội; Công ty TNHH TOTO Việt Nam; Công ty TNHH Canon Việt Nam…), Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết 20, không chỉ nhằm phát huy vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn nhằm chăm lo mọi mặt, nâng cao trình độ toàn diện cho công nhân lao động, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, hài hòa mối quan hệ giữa chủ và thợ, giữa doanh nghiệp và địa phương… Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn các cấp chính quyền thành phố, tổ chức Công đoàn, cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa đối với công nhân lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ anh chị em học tập, nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, văn minh công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn hoạt động hiệu quả, vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi công nhân, người lao động cần nâng cao hơn nữa nhận thức chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong doanh nghiệp, đối với gia đình và xã hội.

Tổng Bí thư vui mừng nhận thấy, nhiều doanh nghiệp tại đây đã phát triển nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt ở khu vực phía Bắc Thủ đô, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đông đảo người dân, không chỉ ở huyện Đông Anh, Hà Nội, mà cả các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và cả nước. Tổng Bí thư mong muốn các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành những mô hình kiểu mẫu về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tặng quà một số gia đình công nhân tiêu biểu./.

PV

.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Hạ nghị sĩ Anh trình kiến nghị về tình hình Biển Đông

0 nhận xét

Vào cuối phiên họp sáng 16-6 của Hạ viện Anh, Hạ nghị sỹ George Howarth, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ Anh-Việt và Hạ nghị sỹ Mark Hendrick, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Anh-Trung, đã cùng đứng tên đệ trình kiến nghị lên Hạ viện về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Tàu Viking II do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công (Ảnh: Petro Times)

Hai hạ nghị sĩ kêu gọi có các hướng tiếp cận song phương và đa phương để giải quyết những mâu thuẫn ở Biển Đông một cách hòa bình và khôi phục sự ổn định trong khu vực.

Nội dung kiến nghị nêu rõ: “Thành viên Hạ viện quan ngại về tình hình tranh chấp leo thang tại Biển Đông. Chúng tôi nhận thấy có nhiều tuyên bố về lãnh thổ ở khu vực này, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.”

Hai hạ nghị sĩ cũng hoan nghênh lời kêu gọi của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giải quyết tranh chấp thông qua những giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, Công ước biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh làm tình hình trong khu vực phức tạp thêm.

Ngày 27-5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Petrovietnam khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ngày 9-6, tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II mà Petrovietnam thuê tiến hành thu nổ địa chấn 3D.

Ngày 10-6, Văn phòng Thượng nghị sỹ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Hạ nghị sĩ Anh trình kiến nghị về tình hình Biển Đông

0 nhận xét

Vào cuối phiên họp sáng 16-6 của Hạ viện Anh, Hạ nghị sỹ George Howarth, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ Anh-Việt và Hạ nghị sỹ Mark Hendrick, Chủ tịch nhóm Nghị sỹ Anh-Trung, đã cùng đứng tên đệ trình kiến nghị lên Hạ viện về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Tàu Viking II do PetroVietnam thuê bị tàu Trung Quốc tấn công (Ảnh: Petro Times)

Hai hạ nghị sĩ kêu gọi có các hướng tiếp cận song phương và đa phương để giải quyết những mâu thuẫn ở Biển Đông một cách hòa bình và khôi phục sự ổn định trong khu vực.

Nội dung kiến nghị nêu rõ: “Thành viên Hạ viện quan ngại về tình hình tranh chấp leo thang tại Biển Đông. Chúng tôi nhận thấy có nhiều tuyên bố về lãnh thổ ở khu vực này, đồng thời hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.”

Hai hạ nghị sĩ cũng hoan nghênh lời kêu gọi của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giải quyết tranh chấp thông qua những giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, Công ước biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh làm tình hình trong khu vực phức tạp thêm.

Ngày 27-5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của Petrovietnam khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ngày 9-6, tàu cá Trung Quốc được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II mà Petrovietnam thuê tiến hành thu nổ địa chấn 3D.

Ngày 10-6, Văn phòng Thượng nghị sỹ Jim Webb đã ra thông cáo báo chí bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc liên tiếp sử dụng vũ lực nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền biển tại Biển Đông.


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh Tiếp Cục Trưởng Cục Chính Sách Singapore

0 nhận xét

Chiều 15-6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã tiếp Ngài Ga-bri-en Lim (Gabriel Lim), Cục trưởng Cục Chính sách Quốc phòng Singapore.

Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh chào mừng Ngài Ga-bri-en Lim và đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam, đồng thời đánh giá cao mối quan hệ về quân sự, quốc phòng giữa quân đội hai nước trong thời gian qua, cho rằng chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của đoàn đã thể hiện rõ quyết tâm chung của lãnh đạo cấp cao hai nhà nước và hai quân đội, nhằm góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam – Singapore.

Ngài Ga-bri-en Lim cảm ơn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã dành thời gian tiếp và thông báo kết quả cuộc Họp nhóm làm việc hỗn hợp Việt Nam – Singapore, bày tỏ mong muốn thời gian tới, mối quan hệ giữa QĐND Việt Nam và Quân đội Singapore sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong mối quan hệ chung giữa hai nước.

PV

 


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam trân trọng đóng góp của ADB

0 nhận xét

 

nguyen thanh nghi

Thủ tướng tiếp ông Ayumi Konoshi, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp ông Ayumi Konoshi, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đến chào tạm biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác, chiều 17/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam trân trọng những đóng góp thiện chí và xây dựng ADB trong suốt chặng đường hợp tác-hỗ trợ hiệu quả về tư vấn chính sách, kinh tế vĩ mô, hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình dự án.

Đánh giá cao những nỗ lực của ông Ayumi Konoshi trong việc mở rộng các hoạt động hợp tác của ADB tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các chương trình, dự án của ADB đã đóng góp thiết thực vào sự phát triển của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục có sự hợp tác thiết thực và hiệu quả hơn nữa.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẵn sàng thảo luận với ADB để xác định rõ một kế hoạch hợp tác về ODA trong những năm tới.

Vấn đề đối tác công tư, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam mong muốn triển khai nhanh mô hình này để huy động nguồn lực cho các dự án, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng. Đây là một chủ trương nhất quán nhưng là vấn đề mới nên vừa làm vừa hoàn thiện khung pháp lý, mong muốn ADB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý để phát triển nhanh mô hình này.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng hoan nghênh Giám đốc mới ADB, ông Tomoyuki Kimura, hy vọng ông sẽ tục đóng góp vào sự phát triển quan hệ giữa hai bên, đồng thời khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện để ông Tomoyuki Kimura hoàn thành nhiệm vụ tại Việt Nam.

Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, g iám đốc Ayumi Konoshi đề xuất trong thời gian tới, hai bên cần tập trung hợp tác đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đổi mới cách nhìn nhận về ODA và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho mô hình hợp tác công tư.

Cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Ayumi Konishi.

Ông Ayumi Konishi nhậm chức Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam từ ngày 3/4/2006.

Trên cương vị của mình, ông Ayumi Konishi chịu trách nhiệm quản lý hoạt động tổng thể của ADB tại Việt Nam.

Trong các báo cáo gửi về trụ sở chính của ADB tại Manila, ông đã đề xuất những ưu tiên trong chiến lược trợ giúp của ADB cho Việt Nam; chủ trì việc soạn thảo chiến lược hỗ trợ quốc gia dựa trên kết quả của ADB để trợ giúp Việt Nam; duy trì mối quan hệ tham vấn chặt chẽ với các cơ quan ban ngành của Chính phủ, các đối tác phát triển, các tổ chức dân sự xã hội và các tổ chức phi chính phủ; chịu trách nhiệm giám sát theo sõi việc thực hiện danh mục hỗ trợ hiện hành của ADB cho Việt Nam./.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →