Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam

0 nhận xét

Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào cắt cáp.

Tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu Bình Minh 02 hôm 26/5.

Diễn biến sự việc

Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê trong đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu (barovane tow rope) và gây rối 04 đường cáp thu phía bên trái tàu.

Tàu cá Trung Quốc nói trên mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.

Hiện tàu Viking II phối hợp với các tàu bảo vệ khẩn trương gỡ và thu lại phần cáp bị rối nói trên, đồng thời kiểm tra, xác định thiệt hại của sự cố này và sẽ cố gắng khắc phục kỹ thuật để sớm đưa hoạt động của tàu Viking II trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.

“Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982″, bà Phương Nga khẳng định.

Không thể chấp nhận được

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hành động đó vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. đã “khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng”, bà Nga nói.

Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.

“Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực”.

“Việt Nam không thể chấp nhận điều này”, bà Nga khẳng định.

Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc, và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vụ việc.

“Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động tương tự”, bà Nga nói.

Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, nhóm ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Tại hội nghị, các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.

Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.

Đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai. Trong khi Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.

Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay “đường lưỡi bò” vô lý của họ.

Phan Lê

 


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa

0 nhận xét

Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa

Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa

Tối 8-6 tại Quảng trường 2-4, TP Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Biển và hải đảo đã tổ chức mít tinh “Tuổi trẻ Việt Nam, trí tuệ Việt Nam cho sự phát triển bền vững biển, đảo Tổ quốc” với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Phát biểu tại buổi mít tinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Cùng với các hoạt động trong tuần qua, một lần nữa chúng ta khẳng định ý chí quyết tâm cao nhất của toàn Đảng, toàn dân trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta trên các đường biển và hải đảo của Tổ quốc; tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí, quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển, hải đảo của mình. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982; đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông, để biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị để phát triển vì lợi ích của các nước trong khu vực, vì an ninh chung khu vực và cả thế giới… Giữ gìn hòa bình biển Đông là những vấn đề mang tính toàn cục, xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển Đông cần đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và trong chính sách đối ngoại, hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa…”.

Cùng ngày, tại Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ TN-MT, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phối hợp tổ chức Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam 2011. Tại diễn đàn, các đại biểu tham gia thảo luận các vấn đề: Kinh tế biển Việt Nam – tiềm năng và triển vọng; Toàn cảnh các khu kinh tế ven biển Việt Nam – những vấn đề đặt ra; Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế tự do của thế giới – những kiến nghị cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng Bộ TN-MT, nhấn mạnh: Việt Nam đang hướng mạnh ra biển để tăng cường tiềm lực kinh tế của mình. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là có vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam: Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh sang phương thức kết hợp: khai thác biển (lợi thế địa chiến lược), cộng với tự do hóa (thể chế vượt trước) – đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế biển và trở thành cường quốc biển.

Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng: Chiến lược kinh tế biển phải đi đôi với quy hoạch tổng thể, sau đó phải tính đến quy hoạch không gian. Chúng ta nên có những đánh giá về các mô hình kinh tế hiện có

Sáng 8-6, tại Quảng trường 2-4, Nha Trang (Khánh Hòa), Công ty CP Cà phê Mê Trang đã ghép những hạt cà phê cuối và công bố hoàn thành bản đồ Trường Sa được ghép từ hạt cà phê Việt Nam . Đây là tấm bản đồ Trường Sa lớn nhất được ghép bằng hạt cà phê, sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Việt Nam trong dịp Festival biển Nha Trang 2011.

Tác phẩm có kích thước tổng thể 18m², được ghép từ khoảng 100kg hạt cà phê, trên nền bản đồ có nhiều họa tiết tiêu biểu của nền văn hóa cổ đại Việt Nam như trống đồng, chim lạc… Bản đồ này sẽ được trưng bày vào ngày 11-6, tại Quảng trường 2-4.

Chiều cùng ngày, Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa) khánh thành khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Phòng trưng bày là một hệ thống đường hầm: dài 114m, cao 9m, rộng 4m, nay đưa vào sử dụng 34m và có thiết kế 7 hồ trưng bày. Theo đó, sẽ có khoảng 200 sản vật sống (các sinh vật biển) và 100 sinh vật chết và các hình ảnh về Trường Sa – Hoàng Sa sẽ được trưng bày.

VĂN NGỌC

 


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Ông Đinh Thế Huynh thăm Tổng cục chính trị – Quân đội nhân dân Việt Nam

0 nhận xét

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về truyền thống và quá trình trưởng thành lớn mạnh của Quân đội, nhất là chất lượng về chính trị, tư tưởng cũng như chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Đinh Thế Huynh

Sáng 8/6, đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm, làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Dự buổi tiếp và làm việc với đồng chí Đinh Thế Huynh và cán bộ một số cơ quan thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương có Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan thuộc Tổng cục Chính trị.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục Chính trị và cán bộ, chiến sĩ cơ quan Tổng cục Chính trị, Trung tướng Ngô Xuân Lịch chúc mừng đồng chí Đinh Thế Huynh được Đảng giao trọng trách mới và trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII. Việc đến thăm Tổng cục Chính trị của đồng chí Đinh Thế Huynh thể hiện tình cảm và sự quan tâm của Ban Tuyên giáo Trung ương đối với cán bộ, chiến sĩ cơ quan Tổng cục Chính trị.

Thông báo với đồng chí Đinh Thế Huynh về kết quả hoạt động của Tổng cục Chính trị, Trung tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân uỷ Trung ương; sự giúp đỡ, phối hợp kịp thời, hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, Tổng cục Chính trị đã thường xuyên quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; bám sát thực tiễn, thường xuyên chỉ đạo, chăm lo xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, đảm bảo cho Quân đội phát huy và hoàn thành tốt vai trò nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quân đội luôn chủ động làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; phối hợp chặt chẽ với công an và các lực lượng bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các ngày lễ lớn của đất nước. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội luôn được giữ vững; toàn quân luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Được sự uỷ quyền của đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng đã báo cáo với đồng chí Đinh Thế Huynh về kế hoạch tổ chức quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong toàn Đảng bộ Quân đội.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh bày tỏ sự tin tưởng, tự hào về truyền thống và quá trình trưởng thành lớn mạnh của Quân đội, nhất là chất lượng về chính trị, tư tưởng cũng như chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Về việc quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong toàn quân, đồng chí Đinh Thế Huynh đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị từ khâu chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, đến tổ chức đội ngũ báo cáo viên các cấp. Đồng chí nhấn mạnh, trong quá trình tổ chức các lớp học quán triệt Nghị quyết ở các cấp, cần thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc, coi trọng chất lượng và thái độ học tập của cán bộ, nhất là về chương trình hành động thực hiện nghị quyết; tập trung làm sáng tỏ những nội dung mới trong các văn kiện, trong đó có nội dung về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quân sự trong tình hình mới.

Đồng chí nhất trí phương hướng lãnh đạo công tác Đảng, công tác chính trị của Tổng cục Chính trị đối với Quân đội cũng như một số kiến nghị, đề xuất của Cục Tuyên huấn, Báo Quân đội nhân dân… trên một số nội dung cần phối hợp giữa Tổng cục Chính trị và Ban Truyên giáo Trung ương trong thời gian tới./.

TG


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Nhanh chóng di dời các trường cao đẳng, đại học ra ngoại thành

0 nhận xét

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu

Ngày 7-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề; đề án xây dựng di dời các trường đại học, cao đẳng vùng thủ đô Hà Nội và TPHCM. Tham dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Tham dự hội nghị về phía đầu cầu TPHCM có Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cùng các sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 4 năm thực hiện Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, hiện nay, cả nước có 188 trường đại học, 226 trường cao đẳng; tổng quy mô sinh viên là 2.182.727 sinh viên, trong đó đại học là 1.473.510 sinh viên. 2 ngành chiếm tỷ lệ sinh viên theo học cao nhất là ngành kỹ thuật – công nghệ chiếm 31,26% tổng số sinh viên, quản lý kinh tế – tài chính chiếm 36,57% tổng số sinh viên.

Nếu duy trì mức tăng quy mô sinh viên tuyến mới hàng năm là 6,5% thì đến năm 2020 đạt 400 sinh viên trên một vạn dân và tỉ lệ sinh viên trong độ tuổi 18-24 chiếm 58%. Cụ thể, tổng số sinh viên đến năm 2020 đạt 3.914.000 sinh viên. Với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực như hiện nay, đến năm 2020, cả nước sẽ có 580 trường đại học và 314 trường cao đẳng; 310 trường trung cấp nghề và trên 1.000 trung tâm dạy nghề.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong thời gian tới, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng cần phải xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề phù hợp. Dự kiến đến năm 2020, cả nước có khoảng 3,9 triệu sinh viên theo học trong các trường đại học, cao đẳng, cao gần gấp hai lần hiện nay, bình quân đạt 400 sinh viên/1 vạn dân. Tuy nhiên, hiện nay do cơ sở vật chất trường lớp chưa đảm bảo yêu cầu dạy và học, phần lớn các trường lại tập trung ở thành phố lớn nên rất khó phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở các bậc học này do điều kiện đất đai chật hẹp, thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông.

Về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh chỉ tiêu số sinh viên/1 vạn dân từ 450 xuống còn 400 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020. Chỉ tiêu quy mô sinh viên ngoài công lập từ 40% xuống 30% vào năm 2020.

Cũng tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất với TPHCM tiêu chí để di dời các trường. Cụ thể, không di dời các trường đào tạo năng khiếu, âm nhạc, hội họa…; không di dời các công trình giáo dục có ý nghĩa văn hóa, lịch sử cần bảo tồn. Các trường phải di dời nếu không đủ diện tích 25m2/sinh viên hoặc có diện tích dưới 2 ha, cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo không đạt yêu cầu; trường đào tạo nhiều cấp học, trong đó cấp học được giao nhiệm vụ đào tạo chính ít hơn cấp học khác; trường đã được phê duyệt kế hoạch di dời và trường có hơn 2 cơ sở đào tạo trong nội thành.

Lãnh đạo TPHCM đề nghị tiến độ di dời khoảng 40 trường theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011-2015 di dời 5 trường; giai đoạn 2016-2020 di dời các trường còn lại. TP đề nghị cơ chế sử dụng hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) để các nhà đầu tư góp vốn xây dựng trường mới và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cơ sở đào tạo cũ. Nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào khu đại học.

Từ thực trạng mạng lưới trường đại học, cao đẳng hiện nay trên cả nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần căn cứ chủ trương của Trung ương và nhu cầu thực tế của địa phương về phát triển kinh tế-xã hội để quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng phù hợp.

Đến nay, cả nước mới chỉ có 14,2 triệu người qua đào tạo nghề, trong lúc yêu cầu đặt ra đến năm 2020 phải có 34 triệu người qua đào tạo. Do đó, mỗi địa phương phải xác định ngành nghề chủ lực của mình để tập trung đầu tư mũi nhọn. Đồng thời huy động các doanh nghiệp liên quan đến từng lĩnh vực vào cuộc góp phần thực hiện thành công công tác xã hội hóa giáo dục ở bậc học đại học, cao đẳng và đào tạo nghề; trong đó chú trọng đến các doanh nghiệp nước ngoài góp phần đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế.

Đối với thành phố Hà Nội và TPHCM có số lượng trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề chiếm lớn nhất cả nước. Do đó, sự cần thiết phải quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050 và trong số đó rất nhiều trường phải di dời đến các quận, huyện, các tỉnh, thành phố trong vùng nhằm đảm bảo các tiêu chí về đất đai, môi trường, giao thông… để xây dựng đạt chuẩn. Lộ trình di

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì đầu cầu hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chủ trì đầu cầu hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và cơ sở dạy nghề.

dời cố gắng hoàn thành vào năm 2025.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xác định cơ cấu các trường phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước.

.Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết tương lai không khuyến khích mở thêm trường công lập, mà tập trung nâng cao chất lượng các trường đã có. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trường ĐH, CĐ tư thục tại các địa bàn có điều kiện để cùng Nhà nước tham gia đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng các cụm trường đại học cần gắn với quy hoạch phát triển đô thị; các địa phương căn cứ quy hoạch nguồn nhân lực của Chính phủ để tiến hành phê duyệt quy hoạch đào tạo nhân lực đáp ứng cho nhu cầu của địa phương mình.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn bạc với thành phố Hà Nội và TPHCM để đẩy nhanh tiến độ di dời, đến năm 2025 hoàn tất việc di dời. Phó Thủ tướng đồng ý với nguyên tắc những trường đặc biệt liên quan đến công trình văn hóa, khoa học, lịch sử và truyền thống cách mạng thì có thể duy trì để lưu giữ, bảo tồn, bảo quản và tôn tạo, không ảnh hưởng đến quy hoạch chung.

PV


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Phong cách Sức khỏe Làm đẹp Ẩm thực Điện ảnh Âm nhạc Thời trang Trang nhất :: Thế giới :: Châu Âu Thứ Hai, 6/6/2011 16:17 GMT+7 Bồ Đào Nha: PSD thắng lợi trong tổng tuyển cử

0 nhận xét

Đảng Dân chủ Xã hội (PSD) trung hữu đối lập ở Bồ Đào Nha do ông Pedro Passos Coelho đứng đầu đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn được tổ chức hôm 5/6.

Theo kết quả kiểm phiếu gần như chính thức, PSD được 38,6% phiếu bầu, trong khi đảng Xã hội của Thủ tướng tạm quyền Jose Socrates đứng thứ hai với 28% phiếu bầu. Kết quả kiểm phiếu này gần như trùng khớp với kết quả các cuộc thăm dò trước khi bỏ phiếu.

Với kết quả này, PSD sẽ có 105 ghế trong tổng số 230 ghế tại Quốc hội trong khi đảng Xã hội chỉ được 73 ghế. Mặc dù được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất nhưng không hội đủ số ghế quá bán cần thiết để được quyền một mình thành lập chính phủ, nên PSD có thể sẽ thành lập liên minh đa số trong Quốc hội Bồ Đào Nha cùng với đồng minh truyền thống là đảng CDS-PP theo đường lối bảo thủ, đảng về thứ ba với 11,7% phiếu bầu (được 24 ghế).

Theo giới quan sát, cuộc bầu cử sớm này ở Bồ Đào Nha được nhìn nhận như một cuộc lựa chọn tìm một chính phủ mới để dẫn dắt đất nước vượt qua thời kỳ suy thoái kinh tế, và tiếp tục thực hiện những cải cách sâu sắc để nhận được gói cứu trợ 78 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Cuối tháng Ba vừa qua, Thủ tướng lúc đó là ông Socrates đã từ chức sau khi phe đối lập do PSD đứng đầu bác bỏ chương trình “thắt lưng buộc bụng” thứ tư của chính phủ do ông đứng đầu, khiến Bồ Đào Nha rơi vào khủng hoảng cả về chính trị lẫn tài chính, với việc Lisbon hai tuần sau đó trở thành nước thứ ba trong Khu vực đồng euro phải xin cứu trợ từ EU và IMF, sau Hy Lạp và Ireland.

Cơ quan tổ chức bầu cử cũng cho biết có tới hơn 41% cử tri không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, cao hơn so với con số được coi là kỷ lục (40,3%) trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9/2009./.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Nga cách chức quan chức quân đội để nổ kho đạn

0 nhận xét

Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Dmitry Bulgakov tuyên bố, một loạt quan chức quân đội sẽ bị cách chức do đã để xảy ra các vụ nổ kho đạn số 99 và số 102 trong vòng một tuần qua tại Cộng hòa Bashkiria và Cộng hòa Udmutia.

Khói lửa bốc lên từ vụ nổ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đại tướng Bulgakov đã đưa ra tuyên bố trên vào tối 5/6 tại thị trấn Pugachevo thuộc Cộng hòa Udmutia, nơi ông dẫn đầu phái đoàn Bộ Quốc phòng Nga chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả vụ nổ kho đạn số 102.

Đại tướng Bulgakov cho biết, trong số những quan chức cấp cao sẽ bị cách chức có Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý pháo-tên lửa, Phó tư lệnh Quân khu trung tâm kiêm Cục trưởng Cục trang bị pháo và tên lửa cùng toàn bộ ban chỉ huy hai kho đạn số 99 và số 102.

Do kho đạn số 99 đã bị thiêu hủy hoàn toàn và kho đạn số 102 bị thiêu hủy tới 2/3 số đạn pháo lưu giữ (gồm hơn 5.000 thùng), nên hai kho đạn này sẽ không được khôi phục mà phải bị hủy bỏ.

Đại tướng Bulgakov xác nhận, gần 100 người đã bị thương, trong đó có 43 người phải nhập viện điều trị, hơn 28.000 người đã phải đi sơ tán và gần 3.000 ngôi nhà đã bị hư hại trong vụ nổ kho đạn số 102.

Trước đó ngày 3/6, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdiukov tiến hành điều tra chi tiết về các vụ nổ kho đạn trong thời gian qua, xử lý nghiêm những người phải chịu trách nhiệm và thực thi các biện pháp hữu hiệu nhằm không để xảy ra các vụ nổ tương tự.

Tiếp đó ngày 5/6, Tổng thống Medvedev đã ký đạo luật bổ sung nhằm áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với những hành động vi phạm quy chế phòng cháy-chữa cháy tại Nga./.

(Vietnam+)

(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Hải quân Mỹ-Ukraine tiến hành tập trận quy mô lớn

0 nhận xét

Cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhất giữa Mỹ và Ukraine mang tên Sea Breeze-2011 khai mạc ngày 6/6 tại Odessa, hải phận Ukraine. Đại diện hải quân 17 quốc gia được phía Ukraine mời tham gia tập trận.

Tàu chiến của hải quân Mỹ.(Nguồn: Internet)

Nội dung chính cuộc tập trận năm nay, cũng như năm ngoái, là luyện tập các chiến dịch chống cướp biển theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Diễn ra tại căn cứ hải quân phía Tây Ukraine và khu vực Biển Đen, tàu chiến các nước tham gia được huy động tham gia các hạng mục luyện tập như giải cứu con tin bị hải tặc bắt giữ, tấn công tàu hải tặc…

Tham gia các tình huống giả định của cuộc tập trận là hơn 2.500 binh sỹ, với 30 tàu chiến, 10 máy bay và 90 phương tiện xe bọc thép, trong đó, phía Ukraine tham gia tập trận với hơn 1.500 binh sỹ thuộc các lực lượng không quân, hải quân, lính biên phòng, lính thủy đánh bộ… ; phía Mỹ tham gia tập trận với 750 binh sỹ, hai máy bay, một tàu tuần dương hạm có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo.

Kế hoạch tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của hải quân nước ngoài này đã được Tổng thống nước chủ nhà Viktor Yanukovic phê chuẩn từ ngày 11/3./.


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →