Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tại lễ công bố các quyết định của Viện KHCN Xây dựng

Sáng ngày 30/3/2012, tại trụ sở chính, Viện KHCN Xây dựng đã tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho 02 NCS, và chuyển giao giữa hai lãnh đạo Viện KHCN Xây dựngXem thêm...

Nguyen Thanh Nghi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng là đô thị loại IV

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận Thị trấn Ba Đồn mở rộng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình là đô thị loại IVXem thêm..

Nguyễn Thanh Nghị

Hợp tác Việt Nam – Nhật bản phát triển Dự án đô thị sinh thái

Sáng 17/3/2012, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Đất đai Hạ tầng, Giao thông - Du lịch Nhật bản Shogo Tsugaw và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã ký kết Biên bản ghi nhớ Xem thêm...

Nguyễn Thanh Nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp đoàn doanh nghiệp Vương quốc Bỉ

Chiều ngày 12/3/2012, tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Vương Quốc Bỉ.Xem thêm...

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Xem thêm...

Ông Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định Tổng Giám đốc Đài TNVN

0 nhận xét

Đồng chí Nguyễn Đăng Tiến về giữ chức Tổng Giám đốc Đài TNVN, thay GS.TS Vũ Văn Hiền về đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã công bố và trao Quyết định số 786 của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/5/2011, về việc điều động và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đăng Tiến, Phó Trưởng ban thường trực Ban Công tác đại biểu Quốc hội, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Tổng Giám đốc Đài TNVN. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/6/2011.

Đ/c Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định và tặng hoa đ/c Nguyễn Đăng Tiến

Thay mặt Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng GS.TS Vũ Văn Hiền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ mới do Bộ Chính trị phân công. Khẳng định những thành quả to lớn mà Đài TNVN đạt được; trong đó nhấn mạnh, Đài TNVN đang tạo nên sức mạnh tổng hợp của các loại hình báo chí, trở thành cơ quan truyền thông quan trọng của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của nhân dân; năng động, chủ động tiên phong tham gia đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đài TNVN là kênh thông tin quan trọng giúp Chính phủ điều hành đất nước; có quan hệ chặt chẽ với các đài trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt Đài TNVN đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Báo chí châu Á lần thứ 8 (AMS8) vừa qua; nhấn mạnh vai trò quan trọng của GS.TS Vũ Văn Hiền đối với sự phát triển của Đài TNVN nói riêng và sự nghiệp phát thanh – truyền hình Việt Nam nói chung.

Tân Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến và GS.TS Vũ Văn Hiền

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc hy vọng, Tổng Giám đốc mới của Đài TNVN, ông Nguyễn Đăng Tiến, sẽ tiếp tục phát huy thành quả mà cán bộ, phóng viên, nghệ sỹ… của Đài TNVN đạt được; đặc biệt lưu ý công tác tổ chức cán bộ, nâng cao uy tín và vị thế của Đài trong khu vực và trên thế giới.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Vũ Văn Hiền khẳng định, với 9 năm trên cương vị Tổng Giám đốc Đài TNVN, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giúp đỡ của các ban ngành, Chính phủ; đặc biệt là sự ủng hộ của hơn 2.000 cán bộ, phóng viên, nghệ sỹ… của Đài TNVN, GS. TS Vũ Văn Hiền đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao; góp phần đưa Đài TNVN hội nhập sâu rộng với bạn bè quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Đăng Tiến bày tỏ vinh dự khi được đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc Đài TNVN; nhấn mạnh đây là trách nhiệm to lớn mà Đảng và Chính phủ giao phó; đồng thời cho biết, nhiệm vụ đặt ra trước mắt của Đài TNVN rất lớn, khẳng định quyết tâm phát huy truyền thống và thành tích Đài TNVN đạt được, tiếp tục lãnh đạo Đài TNVN ngày càng phát triển và lớn mạnh./.

(Theo: VOV)


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Ông Đinh Thế Huynh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

0 nhận xét

Đồng chí Nguyễn Đăng Tiến về giữ chức Tổng Giám đốc Đài TNVN, thay GS.TS Vũ Văn Hiền về đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Đồng chí Đinh Thế Huynh trao Quyết định và tặng hoa GS.TS Vũ Văn Hiền

Chiều 30/5, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia (58 Quán Sứ, Hà Nội) lãnh đạo Đảng, Chính phủ đã công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm lãnh đạo Đài TNVN.

Tới dự và trao Quyết định có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Cùng tham dự có lãnh đạo Đài TNVN; lãnh đạo các đơn vị, hệ phát thanh và đông đảo cán bộ, nghệ sỹ, phóng viên Đài TNVN.

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Đinh Thế Huynh đã công bố và trao Quyết định số 109 của Bộ Chính trị ngày 24/5/2011, về việc điều động và bổ nhiệm GS. TS. Vũ Văn Hiền. Theo đó, GS.TS Vũ Văn Hiền thôi giữ chức Tổng Giám đốc Đài TNVN để giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Đài TNVN là đơn vị có truyền thống cách mạng. Hơn 65 năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó. Cá nhân GS.TS Vũ Văn Hiền đã cùng tập thể lãnh đạo Đài TNVN kế thừa xứng đáng các thế hệ lãnh đạo đi trước, đưa Đài TNVN trở thành cơ quan ngôn luận quan trọng và lớn mạnh của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Việc GS.TS Vũ Văn Hiền được điều động về giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thể hiện sự đánh giá cao vai trò, năng lực và phẩm chất của GS.TS Vũ Văn Hiền. Đồng chí Đinh Thế Huynh mong muốn GS.TS Vũ Văn Hiền tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, dân tộc và Hội đồng Lý luận Trung ương; tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được Bộ Chính trị phân công. Đồng thời mong GS.TS Vũ Văn Hiền tiếp tục cống hiến cho Đài TNVN nói riêng, cơ quan báo chí nói chung.

Theo PV.


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Đồng chí Đinh Thế Huynh thăm và làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình

0 nhận xét

Tối 9/5, đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đã đến thăm làm việc với Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình.

Đinh Thế Huynh

Đồng chí Đinh Văn Ổn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình , Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã báo cáo tóm tắt một số kết quả hoạt động nổi bật trong thời gian qua của Hội Nhà báo tỉnh nói chung và các cơ quan báo chí tỉnh nhà nói riêng. Hội Nhà báo tỉnh hiện có 111 hội viên sinh hoạt tại 5 chi hội, gồm: Chi hội Nhà báo Báo Hòa Bình; Chi hội Nhà báo Đài PT-TH tỉnh; Chi hội Nhà báo Phân xã TTXVN tại Hòa Bình; Chi hội Nhà báo Hội VHNT tỉnh; Chi hội Nhà báo Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh. Thời gian qua, báo chí tỉnh nhà có bước phát triển tương đối toàn diện. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành nghiêm Luật Báo chí, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, là diễn đàn của nhân dân. Các hội viên đã phát huy vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng, tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng tốt nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới. Nhiều hội viên đạt được giải cao tại các cuộc thi báo chí do Trung ương và tỉnh tổ chức.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh thế Huynh,  UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam biểu dương và ghi nhận những kết quả Hội Nhà báo tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn của các cơ quan báo chí trong tình hình đất nước hiện nay, đồng chí Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Ban chấp hành Hội Nhà báo tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đổi mới phương thức hoạt động, đoàn kết nhất trí để lãnh đạo các chi hội, cán bộ, hội viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Nhà báo tỉnh lần thứ IV. Hội Nhà báo tỉnh cần chủ động đổi mới các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho hội viên, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, của tỉnh và của báo chí hiện đại.

TCTG


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

TS Nguyễn Thanh Nghị – Người trẻ hôm nay

0 nhận xét

Họ là những người sinh ra và lớn lên sau ngày đất nước thống nhất. Cái tuổi chưa hẳn đã chín nhưng với những gì họ làm được mới thật đáng trân trọng. Một phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam; một tiến sĩ vừa giảng dạy, làm công tác quản lý, vừa được kỳ vọng là một chính trị gia tương lai; một bác sĩ trẻ hơn 500 lần chiến đấu với thần chết để cứu bệnh nhi qua những ca mổ khó; một doanh nhân năng động, đi đầu trong lĩnh vực truyền thông số với những kết quả mà ai cũng mong có được… Nhưng có lẽ với họ, những thành tích không mấy ai có được ấy cũng chỉ là một bước đi trong chặng đường hoàn thiện bản thân để phục vụ đất nước tốt hơn.

TS Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, chấm luận án tốt nghiệp.
TS Chế Minh Tùng (đứng, giữa), giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, Giải thưởng Nhà khoa học trẻ toàn cầu Alltech-2009, giải Học giả trẻ 2010, từng được trao học bổng vào năm 2005 để làm nghiên cứu sinh ở Mỹ theo Đề án 322 của Bộ GD-ĐT.
Dưới sự dẫn dắt của anh Lê Hồng Minh (bìa phải), Công ty CP Tập đoàn VNG đã có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ tính riêng Cổng thông tin Zing.vn, một sản phẩm của VNG, đã có trên 12 triệu thành viên.
Hoàng Ngọc Vy giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Viễn thông A ở tuổi 27. Cô đã tạo dựng Viễn Thông A trở thành nhà bán lẻ điện thoại di động, máy tính hàng đầu Việt Nam.
TS Từ Diệp Công Thành, giảng viên bộ môn Cơ điện tử, khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, được phong Phó Giáo sư ở tuổi 32. Anh ở lại trường làm công tác giảng dạy vì chỉ có môi trường này mới có thể giúp anh truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức mà mình đã học cũng như cập nhật kiến thức để thỏa mãn sở thích nghiên cứu.
Từ năm 2007 đến nay, với thành tích thực hiện thành công hơn 530 ca mổ tim cho bệnh nhi, ThS – BS Nguyễn Kinh Bang (Bệnh viện Nhi đồng 1) đã được Thành đoàn TPHCM trao Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần 2-2011.

Bài: Phương Nam – Ảnh: Mai Trọng Nghi – C.T.V.


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Quốc hội thảo luận chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992

0 nhận xét

Chiều nay (4/8), Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, nghe và thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Các đại biểu phát biểu tại Hội trường

Kế thừa, phát huy những tiến bộ của Hiến pháp năm 1992

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; phải căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước; tiếp tục khẳng định bản chất, mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh 1991 và Hiến pháp 1992. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc sửa đổi, bổ sung phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đưa ra một số định hướng lớn như về chế độ chính trị tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và nhân dân ta.

Khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Theo đó, phải làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.

Về thể chế kinh tế, cần sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm mục tiêu, định hướng chính sách lớn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp tục khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về Chính phủ, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng nền hành chính thống nhất, thống suốt, hiệu lực, hiệu quả; quy định rõ hơn ở tầm hiến định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Đối với chính quyền địa phương, Tờ trình cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng nghiên cứu xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mô hình tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phân cấp phân quyền giữa Trung ương và địa phương…

Theo dự kiến kế hoạch việc tổ chức thực hiện, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban sửa đổi Hiến pháp có nhiệm vụ tổ chức tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Phấn đấu trình Quốc hội dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần thứ nhất vào Kỳ họp cuối năm 2012, sau đó  tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 3-4/2013. Tiếp đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân và ý kiến của đại biểu Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hiến pháp phải mang tính ổn định, lâu dài

Thảo luận về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số các đại biểu tán thành cao với các định hướng, nội dung lớn của Tờ trình về triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 là cần thiết. Đặc biệt, cần tập trung vào sửa đổi những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó làm rõ hơn mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhất trí với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang), đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La) đề nghị cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò và mối quan hệ cơ bản giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội; vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong Hiến pháp.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) tán thành quan điểm sửa đổi Hiến pháp là phải mang tính ổn định, lâu dài, phải kế thừa và phát huy những thành tựu, ưu việt và tiến bộ của Hiến pháp 1992.

“Hiến pháp sửa đổi, bổ sung lần này cần làm rõ hơn cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Bên cạnh đó, cần bổ sung, hoàn thiện các quyền cơ bản của công dân. Thể hiện bản chất dân chủ, công bằng, văn minh của chế độ chính trị  nhà nước ta.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trăn trở, điều lớn nhất cần sửa đổi lần này là tổ chức bộ máy nhà nước. Cụ thể, quy định tổ chức bộ máy Trung ương với cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ nhằm hạn chế lạm quyền. Bên cạnh đó, cũng phải cân nhắc đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương với loại hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn với đặc trưng riêng cho phù hợp với xu thế phát triển.

Một số đại biểu khác góp ý về việc tăng thêm số thành viên Ủy ban dự thảo sửa  đổi Hiến pháp, với đại diện của một số  ngành nghề và tổ chức xã hội nghề  nghiệp khác.

Phó Chủ  tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào cuối Kỳ họp này.

Lê Sơn – Quỳnh Hoa


(Theo website Nguyễn Thanh Nghị)
Xem thêm →

Ủy viên Trung ương dự khuyết trẻ nhất Nguyễn Thanh Nghị nói gì?

0 nhận xét

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị trao đổi khá thẳng thắn, cởi mở những suy nghĩ, dự định về công việc và cả những chuyện riêng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị ở tuổi 35, cùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Cả hai đều xuất thân từ gia đình truyền thống cách mạng. Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

* Ông NGUYỄN THANH NGHỊ (phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP.HCM): “Tôi chưa có ý định chuyển công tác”

Ông Nguyễn Thanh Nghị Ảnh: Q. Thanh – V.Dũng

Trả lời Tuổi Trẻ về công việc hiện nay, ông Nghị nói:

- Từ lúc học đại học, tôi đã thích làm công tác chuyên môn và giảng dạy. Môi trường giảng dạy rèn cho mình rất nhiều. Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, tôi được giữ lại trường làm việc, giảng dạy một thời gian rồi đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Mỹ. Sau đó quay về trường giảng dạy liên tục từ năm 2006 đến nay.

* Ông có thể cho biết vì sao mình được đề cử vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng dù không phải là đại biểu dự Đại hội Đảng?

- Tôi xin cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử tôi. Các đại biểu có trao đổi với tôi họ muốn giới thiệu những người trẻ, được đào tạo bài bản. Tôi tôn trọng các ý kiến đó nhưng không nghĩ mình sẽ trúng cử vì nghe nói có rất nhiều ứng cử viên. Tôi nghĩ làm chính trị không đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại.

* Nếu bây giờ có lời đề nghị chuyển sang một việc khác, ông sẽ trả lời như thế nào?

- Nếu tổ chức có ý định thì mình là đảng viên sẽ phải chấp hành. Thật ra, tôi chưa có ý định chuyển công tác, chỉ muốn được làm chuyên môn.

* Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính trị?

- Dư luận đang lo trí thức trẻ không quan tâm nhiều đến chính trị. Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo cho cuộc sống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt huyết và khát vọng của mình đang đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cả hai phía, các bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo điều kiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.

* Ông có thường trao đổi với cha ông – hiện đứng đầu Chính phủ – về những vấn đề ông cảm thấy bức xúc, chẳng hạn như cải cách giáo dục?

- Tất nhiên là có và khá thoải mái, nhưng phải có cơ sở. Tôi thường trao đổi với ba tôi về nhiều vấn đề chứ không chỉ những vấn đề liên quan đến giáo dục. Tất cả trao đổi, phản ảnh đều được ba tôi lắng nghe và phản hồi.

* Đang công tác trong ngành giáo dục, theo ông, cần làm gì để nâng chất giáo dục đại học?

- Cái đáng phải giải nhất là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi, phải đầu tư cơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật chội, quá thiếu thốn. Thứ hai, phải đầu tư cho người thầy vì chất lượng thầy thấp thì không thể đào tạo trò giỏi. Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trình giảng dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.

Theo tôi, để nâng chất lượng cho giáo dục đại học cần tăng nguồn lực đầu tư, đặc biệt từ xã hội, chứ không thể trông cậy vào ngân sách nhà nước. Và phải có chính sách hợp lý hơn cho người thầy, chứ thầy cô hiện nay chìm ngập trong các giờ giảng, không còn thời gian nghiên cứu hay làm gì khác.

* Với xu hướng tự chủ đại học, là lãnh đạo Trường Kiến trúc, ông có đòi quyền tự chủ cho trường?

- Lãnh đạo Trường Kiến trúc đã có ý kiến về tự chủ của trường trong nhiều cuộc họp, nhưng với điều kiện phải được tự chủ thật sự để nâng chất lượng của trường lên. Nếu trường không tự nâng chất sẽ khó khăn vô cùng khi bị cạnh tranh. Người ta kiểm định sẽ đánh giá được ngay chất lượng trường. Đây là yêu cầu cấp thiết để trường tồn tại và phát triển đáp ứng yêu cầu mới.

* Xin hỏi thật ông rằng thành công trong công việc của ông hiện nay là do năng lực bản thân hay nhờ truyền thống gia đình?

- Nhờ cả truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân tôi. Nếu được nâng đỡ mà làm một việc không được, làm hai việc không xong… thì làm sao đứng vững được, đặc biệt trong công tác chuyên môn, giảng dạy. Theo tôi, truyền thống gia đình là nền tảng nhưng không thể lấy đó làm sự nâng đỡ và trong các ngành nghề chuyên môn thì không thể nâng đỡ được. Sức ép dư luận về truyền thống gia đình càng làm bản thân tôi có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn.

* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng cũng có một bộ phận bạn trẻ thích được nâng đỡ hơn thích cạnh tranh?

- Nói đến tuổi trẻ là nói đến nhiệt huyết, khát vọng và dấn thân, đối mặt thách thức. Tôi cho rằng không dám đối mặt, cọ xát trong môi trường cạnh tranh thì không thể khẳng định mình được. Dựa vào sự nâng đỡ có thể sẽ an toàn trong một giai đoạn nào đó, nhưng lâu dài sẽ bất ổn, sẽ thất bại vì không ai có thể nâng đỡ mình mãi mãi được. Trường đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển giảng viên công khai, rõ ràng và khắt khe lắm. Có những chỗ nào tù mù người ta thắc mắc ngay. Không thể tuyển những người không đủ năng lực chuyên môn.

* Ngoài công việc, ông dành thời gian rảnh rỗi cho những việc gì?

- Tôi phải đọc sách rất nhiều, đặc biệt là sách kỹ thuật. Thầy tôi ở nước ngoài thấy có sách hay thường gửi về cho tôi. Đọc vừa bổ sung kiến thức chuyên môn vừa rèn tiếng Anh. Tôi phụ trách phần đối ngoại của trường, phải làm việc thường xuyên với khách quốc tế. Ngoài thời gian dành cho gia đình, tôi thích chơi quần vợt với bạn bè.


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →

Danh sách ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng khóa XI

0 nhận xét

Trong sáng 18/1, cùng với việc công bố danh sách 175 Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ban kiểm phiếu Đại hội Đảng XI cũng đã công bố danh sách 25 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI. 

Các đại biểu Đại hội Đảng XI bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Sau đây là danh sách chính thức:

1. Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

2. Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng

3. Tất Thành Cang, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Tân Cương, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, Bộ Quốc phòng

5. Bùi Văn Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

6. Nguyễn Phú Cường, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

7. Nguyễn Công Định, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre

8. Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

9. Ngô Đông Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hoài Ân, Bình Định

10. Điểu Kré, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

11. Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện uỷ Sa Pa, Lào Cai

12. Bh’Riu Liếc, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

13. Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương dự khuyết, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu

14. Lâm Văn Mẫn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

15. Phạm Hoài Nam, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng vùng 4, Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng

16. Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

17. Phùng Xuân Nhạ, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội

18. Trần Lưu Quang, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

19. Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình

20. Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk

21. Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Tân Hồng, Đồng Tháp

22. Nguyễn Khắc Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà

23. Nguyễn Thị Tuyến, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Đại biểu Quốc hội khoá XII

24. Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

25. Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Tân Châu, tỉnh An Giang./.

TTXVN

 


(Theo www.nguyenthanhnghi.net)
Xem thêm →